1. Van cân bằng là gì?
Van cân bằng có tên gọi tiếng anh “Balancing Valve” là thiết bị được lắp đặt trên nhiều hệ thống đường ống khác nhau. Đây là một loại thiết bị đo lường và điều chỉnh áp suất, chúng tạo áp suất đầu ra nhất quán cho một hệ thống từ áp suất đầu vào, không nhất quán từ một hệ thống khác. Điều này giúp chúng tạo ra sự cân bằng cho dòng lưu chất được di chuyển trong toàn hệ thống đường ống sử dụng.
Van cân bằng được chế tạo từ nhiều loại vậy liệu khác nhau như: Inox, Gang, Đồng, Thép không rỉ,… Các loại vật liệu này chúng giúp cho van có độ bền cao, có khả năng chống rỉ sét, chống an mòn. Van cân bằng còn được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau từ DN15 đến DN400 điều này chúng sử dụng phù hợp với nhiều hệ thống đường ống hiện nay, chúng được kết nối với các hệ thống đường ống bằng kiểu kết nối ren hoặc lắp bích điều này giúp cho chúng thuận tiền cho việc lắp đặt các hệ thống mới hoặc thay thế, bảo trì khi cần thiết.
Van cân bằng chúng được sử dụng trong các hệ thống lò sưởi và làm mát hệ thống, chúng được thiết kế với nguyên lý hoạt động dòng chảy liên tục luân chuyển một lượng lớn nước. Để có thể làm những điều đó một cách hiệu quả nhất có thể, thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng các dòng thiết kế trong các phần khác nhau của hệ thống là chính xác nhất. Van cân bằng (bằng tay) chúng là lựa chọn tốt nhất trong các loại hệ thống này. Sau khi chúng được lắp đặt, chúng có thể được vận hành và đặt theo dòng thiết kế mà không có rủi ro dòng sẽ thay đổi do điều kiện tải từng phần. Để có được sự cân bằng hydronic thích hợp trong hệ thống, một loạt các dòng van cân bằng (bằng tay) được lắp đặt trên cùng một hệ thống, có kích thước khác nhau tùy thuộc vào lưu lượng yêu cầu trong các bộ phận cụ thể của hệ thống.
Van cân bằng được sử dụng để duy trì các điều kiện dòng chảy để van có thể điều khiển hoạt động bình thường trong hệ thống HVAC, bởi vì các hệ thống không cân bằng chúng có thể tạo ra sự thay đổi nhiệt độ rộng giữa các phòng và chúng còn có thể làm tăng nhu cầu năng lượng. Việc sử dụng dòng van cân bằng có thể giúp hệ thống sưởi và làm mát hoạt động tốt và tiết kiệm chi phí.
Hiện nay công ty chúng tôi đang cung cấp tất cả các dòng van cân bằng, chúng được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,… đưa về thị trường Việt Nam nhằm cung cấp và phân phối trên toàn quốc với giá thành tốt nhất hiện nay. Tất cả các sản phẩm van cân bằng do công ty chúng tôi cung cấp thì đều đảm bảo hàng chất lượng cao, chế độ bảo hành lên đến 12 tháng (1 đổi 1 lỗi do nhà sản xuất). Đầy đủ các loại giấy tờ, chứng chỉ Co/Cq, quý khách hàng quan tâm tới sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ báo giá van cân bằng 24/24h.
2. Thông số kỹ thuật van cân bằng
Thông tin sản phẩm van cân bằng | Hình ảnh van cân bằng |
|
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van cân bằng
Bài viết dưới đây mình sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dòng van cân bằng cơ và van cân bằng động mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cân bằng cơ
a. Cấu tạo van cân bằng cơ
Cấu tạo của dòng van cân bằng cơ khá đơn giản, chúng được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:
- Bộ phận Thân van
- Bộ phận Lõi van – Cốt van
- Bộ phận Ốc ghim van – Niêm phong
- Bộ phận Trục van
- Bộ phận Nắp van
- Bộ phận Thanh cốt lõi
- Bộ phận Điều khiển tay quay (hình vô lăng)
- Bộ phận Trục liên kết tay vặn
- Bộ phận Điểm đo
b. Nguyên lý hoạt động van cân bằng cơ
Hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo van cân bằng cơ điển hình: Lưu ý rằng bên trái là đầu vào và bên phải là đầu ra của van.
Van cân bằng cơ, đôi khi được gọi là van cân bằng tay, bộ điều chỉnh vị trí đôi, van loại venturi hoặc van cân bằng khóa kỹ thuật số, đây là một trong những cách dễ nhất để điều chỉnh dòng chảy qua hệ thống đường ống. Họ thực hiện một bộ bịt kín (hay còn được gọi là ống đệm), khi chúng ta xoay vô lăng, khi đó sẽ làm tăng hoặc giảm kích thước của đầu vào. Bằng cách đó, van sẽ hạn chế một cách cơ học lượng dòng chảy ra khỏi van, điều này cho phép các nhà thiết kế hạn chế dòng chảy. Có hai điểm truy cập (hai cổng bên trái của van) điều này cho phép các nhà thiết kế đo áp suất trước và sau van và chúng đóng vai trò là điểm để kiểm tra cho các thiết bị kiểm tra thủ công hoặc điều chỉnh lưu lượng tự động.
3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van cân bằng tự động
a. Cấu tạo van cân bằng động
Van cân bằng động chúng được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:
- Thân van: Đây là bộ phận được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: Gang, đồng hay Inox. Bởi vậy mà chúng có độ bền cao, có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và áp suất lớn.
- Ghế van: Đây là bộ phận được dùng để đặt đĩa van vào, chúng thường được chế tạo từ chất liệu giống phần thân van.
- Đĩa van: Đây là bộ phận giúp điều chỉnh lưu lượng và nhiệt độ cài đặt..
- Trục van: Đây là bộ phận để giúp kết nối bộ phận đĩa van và tay vặn (tay quay) lại với nhau.
- Vít điều chỉnh: Đây là bộ phận được sử dụng để điều chỉnh áp lực và nhiệt độ của hệ thống.
- Bộ phận điều khiển: Van cân bằng động chúng được thiết lập thông số tiêu chuẩn trước để tự động kiểm soát tốc độ dòng chảy điều này đảm bảo tình trạng hoạt động ổn định theo cài đặt sẵn.
b. Nguyên lý hoạt động van cân bằng động
Van cân bằng tự động chúng có nhiều dạng khác nhau, bởi vì chúng có nhiều cách để chủ động tự thay đổi lưu lượng dòng chảy bên trong hệ thống đường ống. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau như van điều khiển dòng chảy tự vận hành, van lưu lượng không đổi, van cân bằng tự động, van điều khiển vi sai, … Van cân bằng động chúng đạt được sự cân bằng của áp suất bằng cách thay đổi hệ số cản của dòng chảy hoặc bằng cách sử dụng chênh lệch áp suất để có thể thay đổi độ mở của van. Nhà sản xuất thực hiện các hộp mực, hệ thống điện hoặc các đường dẫn thay thế để có thể đảm bảo áp suất không đổi. Các dòng van cân bằng động này thường đi kèm với các chỉ báo hiển thị áp suất liên tục qua van, do đó, bất kỳ biến động nào thì chúng đều có thể được bù đắp thông qua việc thay đổi tốc độ dòng chảy hoặc các thông số làm việc của van ở mức cài đặt trước đó. Chúng thường có phạm vi áp suất và tốc độ dòng chảy làm việc và phải được giữ trong phạm vi nếu không chúng có nguy cơ bị hư hỏng hoặc lỗi. Van cân bằng tự động chúng làm việc tốt nhất khi hệ thống có sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất lớn.
4. Ưu điểm và nhược điểm của van cân bằng
4.1. Ưu điểm và nhược điểm của van cân bằng cơ
a. Ưu điểm van cân bằng cơ
- Trong quá trình làm việc thì van không bị bám cặn
- Chúng có thể kiểm tra được độ chênh lệch áp suất trong hệ thống
- Chức năng chính của van là giúp đóng mở, xả áp trong hệ thống khi vượt quá mức độ cài đặt
- Chúng có thể lắp đặt thêm đồng hồ đo áp, có thể đo được áp suất của van
- Có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau trên hệ thống, điều đặc biệt đó là tốn ít diện tích giúp chúng có thể lắp đặt trong các vị trí hẹp
- Van cân bằng được thiết kế kiểu nối ren và lắp mặt bích, giúp chúng có thể sử dụng phù hợp cho nhiều hệ thống đường ống khác nhau.
- Van có độ chắc chắn cao và giữ kín tốt giúp chúng mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
- Khi sử dụng sẽ giúp loại bỏ tiếng ồn trong các hệ thống được lắp đặt van
- Được thiết kế đa dạng về kích thước (Size) van từ DN15 – DN400 điều này giúp cho van sử dụng phù hợp với nhiều kích cỡ đường ông khác nhau.
- Chúng có thể điều chỉnh được lưu lượng, áp suất, thông qua bộ phận tay quay( vô lăng ) một cách đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng.
b. Nhược điểm của van cân bằng cơ
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà dòng van cân bằng cơ mang lại thì chúng vẩn còn một số điểm hạn chế như sau:
- Van cân bằng không làm việc được trong môi trường có dòng lưu chất chứa lưu chất đậm đặc kết dính hay có độ ăn mòn cao.
- Van cần có nhận viên kỹ thuật để vận hành đóng mở van trong quá trình sử dụng
4.2. Ưu điểm và nhược điểm của van cân bằng tự động
a. Ưu điểm của van cân bằng tự động
- Van cân bằng động là dòng van có thể làm việc tự động mà không cần tới tác động từ bên ngoài
- Van thường có giá thành khá tốt, điều này giúp tiết kiệm được một khoản lớn cho các nhà đầu tư
- Van cân bằng động giúp tiết kiệm thời gian vận hành, tiết kiệm được tiền thuê nhân viên điều hành hệ thống.
- Van luôn đảm bảo được tốc độ dòng chảy ở trạng thái ổn định nhất, điều này giúp chúng mang lại hiệu quả tốt trong quá trình làm việc
- Khi sử dụng van cân bằng động thì chúng giúp hệ thống khi bổ sung các thiết bị khác mà không ảnh hưởng tới áp suất của hệ thống
- Van có khả năng tự động kiểm soát nhiệt độ và áp suất hệ thống để có thể làm mát chúng khi cần thiết
- Van có độ bền cao bởi chúng được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau giúp chúng sử dụng phù hợp cho nhiều hệ thống
- Khi sử dụng van thì chúng giúp cho hệ thống không bị tổn thất về áp suất điều này giúp cho hệ thống luôn hoạt động ổn định
- Van cân bằng động được thiết kết đa dạng về kích thước cũng như kiểu kết nối với hệ thống bằng kiểu nối ren hay lắp bích giúp chúng có thể lắp đặt phù hợp với nhiều hệ thống lớn nhỏ khác nhau.
- Van hoạt động linh hoạt có thể bổ sung hoặc loại bỏ thiết bị đầu cuối ( terminal units) mà không cần phải cân bằng lại hệ thống.
b. Nhược điểm của van cân bằng tự động
Bên cạnh những ưu điểm mà dòng van cân bằng tự động mang lại thì chúng vẩn còn một số điểm hạn chế như sau:
- Van không được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ trong hệ thống
- Van không thể làm việc trong môi trường lưu chất có độ ăn mòn cao
- Van không thể làm việc trong môi có dòng lưu chất kết dính điều này sẽ làm bó van cân bằng động khiến chúng ko thể hoạt động,
5. Ứng dụng của van cân bằng
5.1. Ứng dụng van cân bằng cơ
- Van được lắp đặt trong các đường hồi nước
- Van được lắp đặt trong các bộ trao đổi nhiệt
- Van được lắp đặt trong các hệ thống phát điện
- Van được lắp đặt trong các hệ thống sưởi ấm, làm ấm
- Van được lắp đặt trong các hệ thống điều hòa không khí
- Van được lắp đặt trong các hệ thống sưởi ấm, hoặc làm mát nào cần lưu lượng cân bằng.
- Van cân bằng được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh HVAC để điều chỉnh chất lỏng lưu thông trong hệ thống như nước.
5.2. Ứng dụng van cân bằng tự động
Van cân bằng tự động chúng thường được sử dụng trong các hệ thống sưởi ấm và làm mát nơi nước chảy qua hệ thống. Van cân bằng động chúng được sử dụng để giúp đảm bảo về sự phân phối chính xác của các dòng nước chảy bên trong hệ thống. Nước chảy từ hệ thống này sang hệ thống khác. Khi dòng nước chảy theo cách này, có thể áp suất không đủ phù hợp với hệ thống. Điều này có thể dẫn đến đầu ra không nhất quán. Để kiểm soát và điều chỉnh dòng lưu chất thì các dòng van cân bằng động này được sử dụng.
6. Cách lựa chọn và lắp đặt van cân bằng
6.1. Cách lựa chọn van cân bằng
Việc lựa chọn dòng van cân bằng để sử dụng phù hợp với hệ thống của mình là điều vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến kết quả làm việc của toàn bộ hệ thống, dưới đây là cách để có thể lựa chọn loại van phù hợp nhất với hệ thống của mình.
- Đầu tiên chúng ta cần phải xác định kích thước (Size) đường ống lắp đặt van trên đó, và phải cùng với kích thước (Size) van
- Thứ hai là chúng ta cần xác định kiểu kết nối giữa van và đường ống (nó có thể là lắp ren hay lắp mặt bích), để lựa chọn kiểu nối phù hợp với hệ thống
- Thứ ba là chúng ta phải lựa chọn kiểu van cân bằng thích hợp với hệ thống của mình như van cân bằng tự động hoặc van cân bằng cơ sao cho phù hợp nhất với hệ thống.
- Thứ tư là chúng ta cần phải lựa chọn dòng van có áp lực phù hợp với hệ thống cần sử dụng như vậy thì van mới có thể mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc
- Cuối cùng là cần tìm nhà cung cấp van cân bằng uy tín – chất lượng – chính hàng – sản phẩm phải đầy đủ các loại giấy tờ, điều này là vô cùng cần thiết bởi quý khách chẳng may mua phải hàng kém chất lượng sẽ dẫn tới hư hỏng van trong quá trình làm việc gây tổn thất về kinh tế cho công ty.
6.2. Lắp đặt van cân bằng
Việc lắp đặt van cân bằng đúng cách và một số lưu ý trước khi lắp đặt van là điều vô cùng cần thiết bởi chúng quyết định sự thành công của toàn bộ hệ thống, mời các bạn theo dõi và đọc kỹ phần dưới đây để có thể chánh những trường hợp không đáng có nhé.
- Đầu tiên chúng ta cần phải có áp suất tối thiểu, điều này cần thiết cho thiết kế của hệ thống.
- Dòng van cân bằng chúng phải có ít nhất ở khoảng 30% dòng chảy tối đa để tránh gây nhiễu loạn trong van.
- Tùy thuộc vào dòng chảy và tổn thất áp suất thì việc mở hoàn toàn van chúng có thể tạo ra hiện tượng âm thanh do dòng chảy trong van chảy ở tốc độ cao, tiếng ồn lớn. Vì vậy chúng ta chỉ nên cài đặt van theo lưu lượng cần thiết của hệ thống.
- Van cân bằng chúng thường được lắp đặt ở các đường cung cấp hoặc đường trở về trong hệ thống đường ống.
- Khi chúng ta đã xác định được loại van cần lắp đặt, thì ta tiến hành vệ sinh vị trí cần lắp đặt van sau đó chúng ta mới tiến hành đưa van lên để kết nối lại với nhau.
- Sau khi lắp đặt van an toàn xong chúng ta sẽ tiến hành một số cài đặt trên van cân bằng để điều chỉnh đúng mức thiết lập cần thiết và cho van chạy thử, bảo đảm quan sát lại, nếu gặp sự cố có thể sữa chữa, và bảo đảm van hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
7. Cách điều chỉnh van cân bằng
Việc điều chỉnh van cân bằng nó chỉ áp dụng cho dòng van cơ mà thôi bởi chúng là loại hoạt động đóng mở bằng tay quay dùng tới sức người, dưới đây là cách để van cân bằng cơ có thể hoạt động ổn định và duy trì được sự cân bằng của hệ thống giúp chúng mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc.
- Chúng ta kết nối van cân bằng cơ với đồng hồ đo chênh lệch áp suất, hoặc các thiết bị cân bằng mạch với hai cổng đo lường, kiểm tra hoạt động của van
- Chúng ta cần phải xác định được tốc độ phù hợp, ưu cầu của dòng chảy khi đi qua van cân bằng
- Tiếp theo chúng ta điều chỉnh tay quay (vô lăng) để có thể đạt được tốc độ dòng chảy thích hợp với hệ thống của mình
- Và chúng ta lặp lại các bước trên cho các van cân bằng được lắp đặt trên hệ thống
8. Các sản phẩm van cân bằng đang được chúng tôi cung cấp trên thị trường hiện nay.
8.1. Van cân bằng Đồng
Van cân bằng Đồng | |
Thông số kỹ thuật | Hình ảnh sản phẩm |
|
8.2. Van cân bằng Gang
Van cân bằng Gang | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.3. Van cân bằng lắp ren
Van cân bằng lắp ren | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.4. Van cân bằng nối bích
Van cân bằng mặt bích | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.5. Van cân bằng nhiệt độ
Van cân bằng nhiệt độ | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.6. Van cân bằng tự động
Van cân bằng tự động | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.7. Van cân bằng Chênh áp
Van cân bằng Chênh áp | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.8. Van cân bằng Trung Quốc
Van cân bằng Trung Quốc | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.9. Van cân bằng Hàn Quốc
Van cân bằng Hàn Quốc | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.10. Van cân bằng Nhật Bản
Van cân bằng Nhật Bản | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.11. Van cân bằng Đài Loan
Van cân bằng Đài Loan | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
8.12. Van cân bằng Hà Lan
Van cân bằng Hà Lan | |
Thông số kỹ thuật |
Hình ảnh sản phẩm |
|
9. Địa chỉ cung cấp van cân bằng uy tín – chất lượng.
Hiện nay quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã và đang tạo nên những bước ngoặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay. Với nhu cầu sử dụng các thiết bị tự động hóa ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì các nhà sản xuất đã cho chế tạo ra các loại van cân bằng mới với đầy đủ các loại van với nhiều kích thước lớn bé khác nhau để giúp chúng sử dụng phù hợp với nhiều hệ thống đường ống hiện nay.
Hiện nay công ty chúng tôi đang cung cấp các dòng van cân bằng cơ và van cân bằng tự động,… được thiết kế với nhiều loại vật liệu khác nhau giúp đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều hệ thống khác nhau. Toàn bộ sản phẩm do công ty chúng tôi cung cấp thì đều đảm bảo về độ uy tín – chất lượng cũng như chế độ bảo hành lên đến 12 tháng ( 1 đổi 1 nếu có lỗi do nhà sản xuất ). Qúy khách đặt hàng vui lòng liên hệ trực tiếp holine: 0865909568 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và nhận báo giá van cân bằng theo yêu cầu của quý khách hàng.