Van giảm áp là gì?

0865.909.568

Mã: VGA3 Danh mục:

1. Giới thiệu, van giảm áp là gì?

Van giảm áp chúng thường được sử dụng với mục đích là giảm áp đầu vào của hệ thống đường ống xuống giới hạn đã cài đặt. Van giảm áp chúng thường được lắp đặt trước các phần tử cần duy trì hệ thống, chúng giúp bảo vệ đường ống, không bị quá áp, tránh tình trạng dạn ống, vỡ ống… Van giảm áp chúng cho phép người vận hành có thể điều chỉnh được áp lực của dòng chảy lưu chất từ bên trong đường ống khi đi qua van với mức kiểm soát được, chúng luôn ở mức ổn định theo yêu cầu của người sử dụng.

Van giảm áp chúng được chia thành hai dạng chính đó là: Van giảm áp tác động trực tiếpvan giảm áp tác động gián tiếp, cả hai dòng van này thì chúng đều có chức năng chính đó là giúp các hệ thống nằm trong tình trạng áp suất luôn ở mức ổn định, để bảo vệ các thiết bị được lắp đặt cùng một hệ thống như máy bơm hay các dòng van công nghiệp khác,… Chúng luôn giữ cho các hệ thống có tuổi thọ cao hơn thông thường và khả năng hoạt động bền bỉ, ổn định trong quá trình làm việc.

Van giảm áp

Hiện nay thì công ty chúng tôi đang cung cấp tất cả các dòng, loại van giảm áp nó được nhập khẩu trực tiếp tại các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới đó là : Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Italia,… đưa van về thị trường Việt Nam, để cung cấp và phân phối toàn quốc. Sản phẩm van giảm áp được thiết kế đa dạng kích thước (Size) lớn, nhỏ khác nhau từ DN15 – DN500, điều này giúp cho chúng sử dụng phù hợp cho nhiều kích size đường ống khác nhau. Van giảm áp với hai kiểu kết nối chính đó là dạng Lắp mặt bích và kết nối ren. Mỗi sản phẩm van giảm áp bên cúng tôi cung cấp thì chúng đều được hỗ trợ bảo hành lên tới 12 tháng (ưu đãi 1 đổi 1 nếu hàng có lỗi do nhà máy sản xuất). Đầy đủ giấy tờ, hóa đơn điện từ, chứng chỉ CO~CQ. Rất mong được hợp tác và phục vụ quý khách !

2. Van giảm áp trực tiếp và Van giảm áp giám tiếp

2.1. Van giảm áp trực tiếp là gì?

Van giảm áp trực tiếp đây là thiết bị được sử dụng để có thể có thể điều chỉnh áp lực thông qua van với một pilot nhỏ. Van được cấu tạo rất chắc chắn, nó có khả năng chịu được áp lực lớn, thông thường thì chúng được kết nối dạng lắp mặt bích được sử dụng nhiều trong các hệ thống cấp nước, dầu khí. Van giảm áp trực tiếp chúng thường có kích từ DN15 – DN100 đối với dạng lắp ren, với cỡ lớn hơn thì có van giảm áp trực tiếp có size từ DN100 – DN500 dạng kết nối bích. Van được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau : Inox, Thép, Nhựa, Đồng, Gang, tùy thuộc vào từng môi trường làm việc khác nhau mà cúng ta lựa chọn dòng van có loại vật liệu phù hợp với hệ thống, để van giảm áp gián tiếp chúng có thể sử dụng tốt trong môi tường đó. Điều đặc biệt van có giá thành rẻ hơn so với van giảm áp gián tiếp.

Van giảm áp trực tiếp

2.2. Van giảm áp gián tiếp là gì?

Van giảm áp trực tiếp đây là một thiết bị van, khi chúng được lắp đặt vào hệ thống đường ống thì dòng nước, lưu chất và khí chúng sẽ bị giảm ngay tại đầu ra của van. Van có kích cỡ (size) từ DN15 – DN50 đối với dạng kết nối ren, kích thước từ DN50 – DN500 đối với dạng lắp mặt bích. Van giảm áp gián tiếp chúng có ưu điểm lớn nhất đó là chúng có thể làm việc ổn định, có thể dễ dàng điều chỉnh tiện lợi. Van cũng được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau như: Gang, Inox, Đồng, Nhựa, Thép, điều này giúp chúng sử dụng phù hợp cho nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Van giảm áp gián tiếp

Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo chi tiết của dòng van giảm áp.

3. Cấu tạo của van giảm áp

Cấu tạo của dòng van giảm áp chúng bao gồm các dạng như sau

Dạng đầu ra và đầu vào của van giảm áp chúng bao gồm các bộ phận chính như sau: Pistong, lò xo, vít xoay chiều, thân van, cửa van, ống dẫn áp suất.

  • Phần tử điều khiển dạng ống trượt : luôn ở vị trí cố định đóng tại cửa ra
  • Lò xo điều chỉnh áp lực áp lên ống trượt
  • Vít điều chỉnh áp lực đặt đè trên lò xo điều chỉnh áp
  • Cửa vào của áp suất P1
  • Cửa ra của áp suất P2

Cấu tạo của van giảm áp

Dạng ổn áp: Dạng này chúng tương tự các dòng khác nhưng điểm khác biệt của nó đó là giữa áp suất tại cửa van không phụ thuộc vào tác động của áp suất hoặc các dòng lưu chất đi qua van. Dạng van này chúng được chia ra làm 2 kiểu như sau: Kiểu van tác động trực tiếp và kiểu van tác động gián tiếp.

Kiểu van tác động trực tiếp bao gồm các bộ phận chính như:

  • Vỏ van
  • Bộ điều khiển van
  • Lò xo áp lực van
  • Vít điều chỉnh áp lực gắn ngay trên đầu lò xo áp lực
  • Rảnh nối khoang dưới và đầu ra áp lực P2
  • Thùng chứa tại đầu trên có rảnh kết nối từ đầu lò xo
  • Đầu vào và đầu ra được ký hiệu bằng P1 và P2

Kiểu van tác động gián tiếp chúng bao gồm các chi tiết nhỏ tạo thành như sau:

Van chính bao gồm ống trượt có dạng trụ với các đoạn có size khác nhau, bộ phận lò xo chúng cố định với độ cứng nhỏ, thân van chúng có các rãnh nối các khoang chứa với bộ phận cửa ra, trên ống trượt chúng cũng có rãnh nối giữa các khoang. Van phụ có dạng bi trượt, bao gồm bi điều khiển, lò xo phụ và bộ phận vít điều chỉnh lò xo.

Kiểu tác động gián tiếp

  • Ống trượt là điều khiển chính
  • Lò xo áp lực
  • Vít điều khiển lò xo áp lực
  • Lò xo áp lực chịu sự điều khiển từ vít điều khiển
  • Bi trượt bộ phận điều khiển phụ
  • Khoang chứa trên
  • Khoang chứa giữa
  • Khoang chứa dưới
  • Rảnh nối giữa ống trượt
  • Khoang chứa thông với đầu vào P1
  • Khoang chứa thông với đầu ra P2

4. Nguyên lý hoạt động của 2 loại van giảm áp như sau

Nguyên lý hoạt động của 2 loại van giảm áp như sau

4.1. Nguyên lý làm việc của van giảm áp trực tiếp

Van giảm áp trực tiếp chúng được hoạt động trực tiếp dựa trên nguyên lý khác biệt về trọng lượng do lưu chất tạo ra trên phần đĩa đệm và trên piston. Trong thực tế thì mỗi bar áp suất ( 14,5 PSI) chúng tương đương với khoảng 1 kg/cm2 ( 14,2 Ib/in2). Khi trên bộ phận đĩa đệm và trên piston chúng có tỷ lệ khác biệt về đường kính thì chúng ta sẽ có hai dao động trái ngược nhau có cùng trọng lượng nhưng khác nhau về áp suất. Để có thể điều chỉnh được áp suất đầu ra thì chúng ta phải có sự tác động của một lò xo hoạt động cùng chiều với chiều nước ở phía đầu vào của van. Do có trọng lượng đối xứng và áp suất lớn hơn lên trên bộ phận piston nên làm cho van giảm áp trực tiếp đóng lại.

4.2. Nguyên lý làm việc van giảm áp gián tiếp

Van giảm áp giám tiếp chúng có nguyên lý hoạt động khá đơn giản đầu tiên khi bộ phận lò xo phụ chúng thiết lập một áp suất đầu vào của van, ống trượt ở vị trí ban đầu, khi đó áp suất bên trong các khoang chứa chúng đều như nhau, dòng lưu chất qua van một cách tự do. khi chúng ta thiết lập cho lò xo phụ một giá trị áp lực đầu ra lớn hơn áp suất đầu vào, van phụ sẽ mở, lưu chất trong khoang gần van phụ chúng sẽ thoát ra một lượng nhỏ. Nhờ vào đó mà dòng chảy qua rãnh trên ống trượt chúng được hình thành. Khi đó, áp suất tại khoang đó chúng sẽ giảm xuống và ống trượt chính bị nâng lên, làm giảm tiết diện thông nhau giữa các khoang chứa phía dưới. Quá trình đó chúng cũng được lặp đi lặp lại, làm cho ống trượt thực hiện dao động quanh vị trí thiết lập. Tất cả các sự thay đổi áp suất đầu vào và áp suất đầu ra thì chúng đều kéo theo sự dịch chuyển của ống trượt. Áp suất của đầu ra chúng luôn được giữ cố định ở một mức.

5. Cách điều chỉnh áp suất đầu ra của van giảm áp

Để điều chỉnh được áp suất đầu ra của dòng van giảm áp thì chúng ta cần phải làm theo các bước sau đây:

  1. Đầu tiên chúng ta cần đóng, tắt tất cả các loại van, các thiết bị khác, sau van giảm áp và chúng ta bắt đầu tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van
  2. Tháo nắp chụp, nắp bảo vệ của van và nối lỏng ốc hãm ở trên đầu van giảm áp
  3. Sử dụng tua vít thích hợp với ốc để có thể điều chỉnh vặn xuôi theo chiều thuận kim đồng hồ để có thể tăng áp đầu ra. Ngược lại thì chúng ta vặn ngược chiều theo kim đồng hồ để có thể giảm áp suất đầu ra.
  4. Cân đối và vặn ốc cho tới giá trị áp suất đầu ra phù hợp, khi đó chúng ta vặn chặt ốc hãm lại.
  5. Bước cuối cùng đó là đưa nắp van vặn lại tại vị trí cũ, và vận hành thử hệ thống.

6. Ứng dụng của van giảm áp

Ứng dụng của dòng van giảm áp chúng được sử dụng phổ biến trong các hệ thống lĩnh vực sau:

  1. Van sử dụng trong ngành công nghiệp hàn cắt
  2. Van sử dụng trong hệ thống nhiên liệu tàu thủy
  3. Van sử dụng trong nhà máy sản xuất dược phẩm
  4. Van sử dụng trong hệ thống xử lí nước công nghiệp
  5. Van sử dụng trong nhà máy dầu khí, hóa dầu, dầu nóng
  6. Van sử dụng trong hệ thống khí nén, máy bơm, túi khí…
  7. Van sử dụng trong khu khai thác khoáng sản, mỏ khai thác
  8. Van sử dụng trong hệ thống đường ống dẫn dầu, dẫn nhiên liệu
  9. Van sử dụng trong nhà máy chế biến thực phẩm, các nồi áp suất, nồi hơi…
  10. Van sử dụng trong hệ thống truyền dẫn nước, ngoài trời, chôn đất, trên cao

7. Một số loại van giảm áp được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay

7.1. Van giảm áp nước

Van giảm áp gián tiếp

Van giảm áp nước là thiết bị chuyên dùng cho nước, được lắp trên hệ thống đường ống có nhiệm vụ làm giảm áp lực dòng chảy đầu vào của lưu chất từ trong đường ống đi vào van, với áp lực của dòng chảy nhỏ hơn đầu ra của van, giúp van hoạt động ổn định hơn, nhằm mục đích bảo vệ các hệ thống, các thiết bị lắp sau van giảm áp nước, tránh khỏi hư hỏng bởi quá áp gây vỡ đường ống, hư hỏng các thiết bị. Ngoài dùng cho nước ra van giảm áp nước còn có thể dùng được trong nhiều môi trường  khác nhau : nước đa dụng, hóa chất, khí nén, hơi, dầu

7.2. Van giảm áp hơi nóng

Van giảm áp hơi nóng

Van giảm áp hơi nóng là thiết bị chuyên dùng cho các hệ thống hơi nóng, hơi nước,  có nhiệt độ cao, tạo ra bởi áp suất cao. Chức năng của van giảm áp dùng cho hơi nóng điều tiết và giữ áp lực đầu ra của hơi nóng tại một áp suất nhất định và có áp lực của đầu ra nhỏ hơn áp lực của đầu vào, giúp bảo vệ các hệ thống lắp sau van được ổn định, kéo dài tuổi thọ cho van lâu dài.

7.3. Van giảm áp khí nén (Regulator)

Van giảm áp khí nén (Regulator)

Van giảm áp khí nén có tên gọi tiếng anh là (Regulator), đây là thiết bị chuyên dùng cho khí nén được lắp đặt trên hệ thống đường ống. Van có chức năng điều chỉnh áp suất đầu ra của khí nén để phù hợp với mục đích sử dụng với áp suất đầu ra luôn nhỏ hơn đầu vào của van. Bao đảm nguồn khí nén hoạt động ổn định nhất, bảo đảm độ an toàn trong quá trình sử dụng van. Van giảm áp dùng khí nén có khả năng bám dính tốt, chịu được lâu dài trong môi trường hóa chất, axit, nước mỗi biển, chịu tải, chống mài mòn tốt và chống thấm nước tốt, những điều nay giúp cho van thêm độ toàn mĩ tuyệt vời cho Van giảm áp dùng khí nén.

8. Bảng giá? Báo giá van giảm áp

Hiện tại công ty chúng tôi chuyên cung cấp tất cả các loại van giảm áp, tất cả các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu Đông Nam Á như : Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Itali và các nước G7… Đưa van về thị trường Việt Nam để cung cấp và phân phối trên Toàn Quốc. Mỗi sản phẩm van giảm áp do công ty chúng tôi cung cấp đều đảm bảo về chất lượng chính hãng – Uy tín tuyệt đối. Với chế độ bảo hành lên tới 12 thánh 1 đổi 1 nếu có lỗi do nhà máy sản xuất, đầy đủ các loại giấy tờ, cấp phép đầy đủ chứng chỉ CO~CQ. Hỗ trợ vận chuyển toàn quốc !

Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0865909568 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ lắp đặt sản phẩm van giảm áp và báo giá van giảm áp 24/24h, bởi các chuyên viên kĩ thuật của công ty, sẽ đồng hành cùng quý khách lựa chọn van giảm áp cho tới quá trình lắp đặt đi vào vận hành. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp cac thông tin về sản phẩm van giảm áp như : Hình ảnh, bảng giá van giảm áp, thông số kỹ thuật, bản vẽ, cataclogue van giảm áp. Rất mong được hợp tác và phục vụ quý khách. Xin chân thành cảm ơn các bạn, quý khách hàng đã lắng nghe bài viết của chúng tôi !

1 Đánh giá
5.00 1 đánh giá của khách hàng
5 100% | 1 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá Van giảm áp là gì?
Gửi ảnh thực tế
0 ký tự (Tối thiểu 10)
    +

    1. Thuan Nguyen

      Sản phẩm bên bạn có chất lượng khá tốt, bên mình đã mua và sử dụng được hơn một năm mà chưa gặp bất kỳ vấn đề nào. Chất lượng cao giá thành hợp lý mong được hợp tác cùng bên bạn với các đơn hàng tiếp theo.

    Chưa có bình luận nào