Hướng dẫn lắp đặt và bảo dưỡng van bướm điều khiển khí nén
Hướng dẫn lắp đặt van bướm điều khiển khí nén
– Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn các bước để tổng quát khi bạn tiến hành sửa chữa bão dưỡng van bướm điều khiển khí nén một cách đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt nhất
*Đầu tiên chúng ta cần đặt ra các vấn đề.
- Bạn đang muốn thay hệ thống van bướm đã quá cũ và không còn sử dụng được nữa.
- Bạn đang cần thiết kế, thi công lại đường ống chính.
- …..
Bước thứ nhất: Khảo sát thực tế
- Khảo sát thực tế là van bướm điều khiển khí nén đang sử dụng là loại van nào? có các thông số kỹ thuật cơ bản là gì? Dùng cho môi trường điều kiện nhiệt độ và áp suất nào?
- Bộ điều khiển khí nén một chiều hay là đôi?
- Sản phẩm đang dùng có thương hiệu gì? Có xuất xứ nước nào?
- …..
Bước thứ hai: Cần chuẩn bị.
- Van bướm điều khiển khí nén đúng với các thông số kỹ thuật ở hiện trường cần thay thế.
- Bu lông, tán, lông đền dùng cho van bướm để cố định van.
- Gioang cao su – là thiết bị làm kín hạn chế nước thoát ra ngoài.
- Cờ lê, mở lết để siết bu lông.
- Mặt bích dùng cho van bướm khí nén
- Đường ống chờ sẵn.
Bước thứ ba: Lắp đặt
- Xin gửi quý bạn đọc cách lắp đặt van bướm điều khiển khí nén đơn giản mà mang lại hiệu quả nhất.
- Hệ thống đường ống chờ sẵn, lắp đặt mặt bích vào đường ống (hàn mặt bích vào đường ống).
- Cho gioang làm kín áp sát vào mặt bích (Gioang làm kín có nhiệm vụ làm kín phần mặt bích và van bướm khí nén)
- Đưa van bướm điều khiển khí nén vào gioang vừa đưa vào.
- Tiếp tục cho gioăng cao su làm kín giữa van bướm và mặt bích còn lại (lúc này, gioang làm kín được gắn vào mặt bích của hai đầu van).
- Ráp đầy đủ bu lông vào các lỗ mặt bích
- Cố định và siết chặt bu lông.
Bảo dưỡng van bướm điều khiển khí nén
– Bài viết này, tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về van bướm điều khiển khí nén được chúng tôi đưa vào lắp đặt thực tế ở nhiều nhà máy khác nhau.
– Dưới đây là hình ảnh van bướm điều khiển khí nén được lắp đặt ở nhiều nhà máy khác nhau:
Bước thứ nhất: Khảo sát thực tế:
- Ngay sau khi nhận được yêu cầu từ nhà máy chúng tôi đã tiến hành khảo sát và rút ra các kết luật sau:
- Van Bướm Điều Khiển Bằng khí nén đang sử dụng là loại van điều khiển khí nén tác động đơn
- Kích thước đường ống đang sử dụng là DN500, áp suất hiện tại của đường ống là 6 bar.
- Chuẩn kết nối đang sử dụng là nối bích (Double flange).
- Môi chất chạy qua van là nước công nghiệp và nhiệt độ dưới 90 nên sẽ lựa chọn seat là EPDM, và đĩa (DISC) sẽ là Inox 304.
- Khoảng cách mặt bích (face to face) là bao nhiêu – Đây là thông số vô cùng quan trọng, vì nếu xác định sai thông số này thì bạn sẽ phải sửa lại đường ống.
- Thương hiệu van đang sử dụng là dòng van Trung Quốc, chúng tôi đã tư vấn nhà máy qua dòng sản phẩm van bướm điện Kosaplus/ Hàn Quốc.
Hình ảnh van bướm DN200 điều khiển khí nén Kosaplus – Hàn Quốc
Bước thứ hai: Chuẩn Bị.
- Sau khi đã làm rõ các yếu tỗ kỹ thuật của van nhằm đảm bảo van dùng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất. Chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp đúng với các thông số cụ thể của van bướm điều khiển khí nén nhà máy đang cần.
- Cần làm rõ khoảng cách mặt bích của van bướm khi tiến hành thay thế
*Thông số kỹ thuật van bướm điều khiển khí nén DN500
- Thân van: Thép không gỉ Inox 304
- Trục, đĩa van: inox304 CF8
- Kích cỡ van: DN500
- Nhiệt độ làm việc: -20 độ C ~ 180độ C
- Áp lực làm việc: 10bar ~ 16bar
- Hoạt động : ON/ OFF, tác động đơn
- Kiểu kết nối trên đường ống: Dạng kẹp (Wafer)
- Vật liệu thân bộ chuyền động khí nén: hợp kim nhôm
- Áp suất khí nén: 2 bar ~ 8 bar
- Xuất sứ: Hàn Quốc
- Hãng: Kosaplus
- Bảo hành 12 tháng
Bước thứ ba: Lắp Đặt
- Như đã đề cập ở phần tổng quát, thì phần lắp đặt ở đây chúng tôi làm đúng giống như hướng dẫn ở trên.
- Sau khi đã chuẩn bị và xác nhận đúng các thống số đầy đủ. Đưa ra loại van bướm điều khiển khí nén kosaplus để sử dụng vào đường ống cũ. Việc đơn giản bây giờ chỉ là hàn mặt bích vào ống có sẵn==> bỏ gioăng gắn vào mặt bích ==> Bỏ van vào gioăng đã gắn vào mặt bích trước đó ==> Bỏ gioăng vào phần mặt bích còn lại của van ==> dùng bu lông, đai ốc, tán cố định lại van.
Bước thứ tư: Vận Hành Và Chạy Thử
- Hãy chắc chắn là quá trình của bạn làm không có sai sót nào. Sau khi đã hoàn thành thì hãy chạy thử xem có lỗi gì phát sinh không nhé!
Mô tả van bướm điều khiển khí nén
– Van bướm điều khiển khí nén là loại hoạt động nhờ nguồn khí cấp của máy nén khí nén. Khí đưa khí vào trong bộ truyền động khí nén tác động làm mô men xoắn xoay liên kết với trục van bướm giúp van đóng mở. Mục đích là điều tiết, kiểm soát, lưu lượng chất lỏng chảy qua van.
– Van có 2 dạng điều khiển đó là tác động đơn và tác động kép, dòng tác động đơn chúng ta chỉ cần cấp một đầu khí thì van sẻ hoạt động còn dòng tác động đôi thì cần lắp 2 đầu khí khi vận hành van đóng mở.
– Thân van bướm được thiết với nhiều chất liệu khác nhau như inox 304, inox 316, thân gang cánh inox, nhựa,… có thể sử dụng phù hợp cho trong nhiều môi trường khác nhau. Hàng được nhập khẩu trược tiếp tại Hàn Quốc, Đài Loan được chúng tôi phân phối ra ngoài thị trường với giá thành rẻ nhất.
– Sản phẩm cam kết đảm bảo về chất lượng bảo hành 12 tháng, hàng đầy đủ giấy tờ có chứng chỉ Co/Cq, giao hàng toàn quốc.
Để hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý làm việc mời các bạn coi video rưới đây
Bảo trì van bướm điều khiển bằng khí nén
Với điều kiện môi trường bụi bẩn, hay hóa chất, áp lực nhiệu độ cao, thì nên bảo trì, kiểm tra van, từ 3 đến 6 tháng :
- Nên bôi trơn các vị trí tiếp xúc với không khí, chất lỏng ăn mòn, giúp van hoạt động trơn tru hơn.
- Đối với các van hoạt động trong môi trường khác nhiệt, thì 2 năm nên tháo toàn bộ ra để kiểm tra và có phương pháp thay thế các bộ phận bên trong.
*Vậy là tôi đã giới thiệu đến bạn cách lắp đặt và bão trì van bướm điều khiển khí nén.
Cuối cùng, tôi xin lời chúc tốt đẹp đến những người đã dành thời gian ra đọc bài viết này. Mặc dù bài viết đã trau chuốt và khá tỉ mỉ. Nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong nhận được đóng góp từ các bạn. Mọi ý kiến, vui lòng comment ở bên dưới nhé hoặc nếu điều kiện địa lý cho phép hãy mời nhau vài cốc cafe để tâm sự nhé.
- CO CQ là gì? CO CQ dùng để làm gì?
- Các Kiểu Kết Nối Phổ Biến Của Van Công Nghiệp
- Tác hại của sóng điện từ lên con người | Cách phòng ngừa chúng
- Nguyên lý hoạt động, ưu điểm và ứng dụng của đồng hồ điện từ
- Tìm hiểu về tác động đơn và tác động kép là gì?
- Các Loại Van Giảm Áp – Nguyên Lý Hoạt Động và Ứng Dụng