Bạn đang muốn tìm hiểu về sự khác nhau giữa thủy lực và khí nén? Bạn đang phân vân không biết nên chọn hệ thống làm việc nào cho phù hợp? Vậy sao không cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời chính xác trong bài viết này. Từ đó sẽ giúp cho việc quyết định có nên chọn lựa và đầu từ các sản phẩm này vào trong nhà máy, công xưởng sản xuất hay không? Tham khảo ngay nhé!
Khái niệm về thủy lực và khí nén
Thủy lực là gì?
Thủy lực là sự chuyển động và vận chuyển lực đến từ chất lỏng ở trong một môi trường đã bị giới hạn. Trong một môi trường thủy lực, năng lượng sẽ được truyền tải nhờ vào lực đẩy lên trên chất lỏng. Nó đã tạo ra một dòng chảy có đủ sức mạnh để vượt qua được những áp lực đã gây ra bởi những tải trọng ở cửa ra của máy bơm.
Khí nén là gì?
Khí nén là một dạng năng lượng sạch đã taọ ra áp lực được sử dụng nhằm thay thế cho những loại năng lượng khác. Dạng năng lượng này đã được cấu thành từ không khí thiên nhiên hay sử dụng các phương pháp hóa học và nén với một lực áp suất 3000 hay 3600 psi.
Khí nén được sử dụng rất nhiều trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp, dân dụng và y tế,… Để sử dụng được năng lượng khí nén này chúng ta cần phải có những thiết bị đi cùng như bình tích áp, bính tích khí, máy nén khí,…
==> Đọc thêm: Hệ thống khí nén là gì?
Sự khác nhau giữa thủy lực và khí nén
Cả 2 loại năng lượng thủy lực và khí nén đều là những năng lượng được sử dụng phổ biến. Trong khi khí nén thì được sử dụng dễ dàng như không khí hay là khí gas tinh khiết. Thì thủy lực học lại sử dụng các môi trường có chứa chất lỏng không tương thích như dầu.
Và hầy hết các ứng dụng về khí nén công nghiệp sẽ dùng áp suất trong mức từ 80 – 100 pound trên mỗi một inch vuông (tương đương với khoảng từ 550 – 690 kPa). Còn đối với những ứng dụng thủy lực thường sẽ dùng từ 1.000 tới 5.000 psi (tương đường với khoảng 6.9 tới 34.5 Mpa). Thế nhưng cũng có một vài ứng dụng chuyên dụng có thể vượt quá 10.000psi (tương đương v9iws 69 Mpa).
Sau đây chúng tôi sẽ có bảng so sánh sự khác nhau giữa khí nén và thủy lực:
Kích thước
Nếu như so sánh về kích thước thì hệ thống khí nén sẽ có ưu thế hơn. Vì nó kích thước lớn hơn so với hệ thống thủy lực.
- Hệ thống khí nén bao gồm: nguồn cấp khí nén như bình tích áp, bồn chứa, van, bộ lọc, ống dẫn, xi lanh, phụ kiện.
- Hệ thống thủy lực bao gồm: Thùng dầu, bơm, van, motor, xi lanh, phụ kiện hoặc chỉ đơn giản là một trạm nguồn mini.
Môi chất mang năng lượng
- Hệ thống khí nén: Môi chất để tạo ra năng lượng khí nén chính là không khí tự nhiên, hơi, không khí đã được sản sinh ra từ máy nén khí.
- Hệ thống thủy lực: Môi chất để tạo ra một nguồn năng lượng sạch nhờ vào chất lỏng như: nước, dầu thủy lực, nhớt,…
Bộ phận tạo ra năng lượng
Bởi vì cấu trúc của mỗi một hệ thống khác nhau nên bộ phận để tạo ra các năng lượng sạch cũng sẽ có sự không giống nhau.
- Hệ thống khí nén: Các thiết bị tạo ra năng lượng bao gồm: xy lanh tròn, xy lạnh vuông, xy lanh 2 tầng, xy lanh hay ty, xy lanh compact, máy nén khí.
- Hệ thống thủy lực: Các thiết bị tạo ra năng lượng của thủy lực sẽ phong phú hơn so với khí nén. Có thể kể đến như là: động cơ dầu, bơm dầu các loại, xy lanh thủy lực dạng trọn, vuông.
Áp suất làm việc
- Hệ thống khí nén: Nhắc đến áp suất làm việc của hệ thống này thì sẽ nằm trong khoảng từ 4 – 6bar. Có một vài hệ thống sẽ có mức áp suất rơi vào khoảng 8 bar.
- Hệ thống thủy lực: Còn với hệ thống thủy lực có thể làm việc trong mức áp suất lên tới 40 Mpa.
Đó cũng chính là lý do mà hệ thống thủy lực được ứng dụng nhiều trong các công việc nặng nhọc với tấn suất lớn. Còn hệ thống khí nén chỉ được dùng nhiều với những ứng dụng vừa và nhỏ.
==> Đọc thêm: Van khí nén là gì? Chức ăng, các dòng van khí nén
Độ an toàn và sự tin cậy
- Hệ thống khí nén: Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một hệ thống có độ an toàn và uy tín cao để làm việc trong những môi trường có chất hóa học, độc hại, phóng xạ,..thì hệ thống này sẽ là một gợi ý hợp lý. Bởi vì nó làm việc với mức áp suất thấp và có lực nhỏ. Thêm vào đó, môi chất là không khí nên sẽ không gây ảnh hưởng đến độ an toàn cho người lao động khi có sự cố rò rỉ.
- Hệ thống thủy lực: Với hệ thống này thì hoàn toàn ngược lại. Nếu có xảy ra sự cố rò rỉ sẽ xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và rất dễ gây ô nhiễm môi trường xung quanh và dễ bị cháy nổ.
Khả năng điều chỉnh và điều khiển
Với cả 2 khả năng này thì hệ thống thủy lực và khí nén đều đảm bảo đơn giản và dễ dàng cho người vận hành. Tuy nhiên, vì sự kết hợp linh hoạt các thiết bị như: van lưu lượng, xi lanh, van áp suất, các thiết bị điện tự động, bơm điều chỉnh lưu lượng với servo mà thủy lực có thể thay đổi và ứng dụng công việc nhanh chóng.
Giá thành
- Hệ thống khí nén: Có giá thành rẻ hơn và đa dạng hơn rất nhiều với các thương hiệu đến từ Á sang Âu để khách hàng lựa chọn.
- Hệ thống thủy lực: Thường có chi phí cao không chỉ về khoảng lắp đặt, mua sắm ngay từ ban đầu mà còn về việc vệ sinh và bảo dưỡng.
Tùy thuộc vào điều kiện làm việc và yêu cầu thực tế của mỗi một môi trường làm việc mà chúng ta cân nhắc việc chọn lựa hệ thống thủy lực và hệ thống khí nén phù hợp. Nó vừa đảm bảo được tính hiệu quả cao, vùa tiết kiệm được các chi phí đầu tư tối đa nhất.
- CO CQ là gì? CO CQ dùng để làm gì?
- Hướng dẫn lắp đặt van điện từ và bão dưỡng van điện từ đúng cách
- Đơn vị đo lường tốc độ dòng chảy GPM và LPM là gì?
- Van khí nén là gì? Chức năng, các dòng van khí nén
- Bảng Mạch Van Điều Khiển Điện 220V, 24V, 380V
- Tiêu chuẩn SCH là gì ? Tiêu chuẩn SCH10, SCH20, SCH10, SCH80 ?