Bộ lọc khí nén là một thiết bị dùng để kết nối với bộ phận tách nước và thiết bị khí nén. Nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn khí nén sử dụng để cung cấp cho quá trình sản xuất đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có thêm công dụng là duy trì và điều chỉnh áp suất của hệ thống khí nén nhằm đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các chi tiết với nhau. Vì vai trò quan trong là thế nên bộ phận này hiện đang được quan tâm rất nhiều? Vậy bạn có biết chính xác khái niệm bộ lọc khí nén là gì không? Phân loại như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Định nghĩa về bộ lọc khí nén là gì?
Với thời tiết và khí hậu nhiệt đời gió mùa của nước ta, cộng thêm các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khiến cho không khí ở Việt Nam có độ ẩm cao và chứa nhiều tạp chất như bụi bẩn, vụn ni lông, hạt kim loại,…
Những tạp chất này khi đi vào trong hệ thống khí nén sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng, giảm công suất và năng suất của những thiết bị sử dụng khí nén. Vì thế, bộ lọc khí đã được ra đời nhằm khắc phục tối đa tình trạng này.
Bộ lọc khí nén là thiết bị dùng để kết nối với các thiết bị cung cấp cấp khí nén vớ những bộ phận khác trong hệ thống. Nó có chức năng vừa tác nước, loại bỏ tạp chất tỏng không khí, vừa giúp điều chỉnh lượng áp suất cần thiết trong các thiết bị truyền động. Nhờ vậy mà máy móc luôn hoạt động một cách ổn định và đảm bảo hiệu suất làm việc cùng chất lượng tốt nhất.
==> Đọc thêm: Khí nén là gì?
Phân loại các sản phẩm bộ lọc khí nén
Bởi vì nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng nên nhiều hãng sản xuất đã không ngừng cải thiện và sáng tạo ra nhiều bộ lọc khí nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê một vài bộ lọc khí phổ biến đang được phân loại theo chức năng và chân ren.
Phân loại theo chức năng
Ngoài chức năng chung đó là lọc tác nước, chất bẩn ra khỏi nguồn khí nén. Bộ lọc này còn sở hữu thêm rất nhiều chức năng nổi bật như: loại mùi, lọc hạt, lọc dầu, vừa lọc, vừa nạp nước,…
Bộ lọc hạt
Đây là bộ lọc đã được thiết kế dành riêng cho các môi trường và công việc có chứa nhiều hạt bụi bẩn tương đối lớn như: hạt sắt, hạt nhựa, hạt bụi,.. Đây là một trong những chức năng vô cùng cần thiết để đảm bảo hiệu suất hoạt tốt, an toàn và kéo dài tuổi thọ lâu hơn.
Bộ lọc than hoạt tính
Bộ lọc này còn biết đến với tên gọi khác là bộ lọc hơi. Nó thường dành cho những hệ thống khí nén bị nhiễm mùi hay chất hữu cơ đã gây ra mùi hôi khó chịu. Sản phẩm này đã sử dụng vật liệu là than hoạt tính, carbon với khả năng hút mùi và hút ẩm tốt.
Bởi các vật liệu tạo thành trên, nó thường được dùng trong những hệ thống cấp khí để phục vụ trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, nông lâm sản hay trong bệnh viện. Đây đều là ngành nghề yêu cầu cao về chất lượng khí nén.
Bộ lọc hợp nhất
Thiết bị này có khả năng tách dầu, loại bỏ nước, bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ trong nguồn cấp khí nén. Nó thường được lắp đặt ở các vị trí quanh co nhằm làm giảm bớt đi áp lực cũng như tiết kiệm tối đa chi phí.
Bộ lọc kết hợp lạnh
Bộ lọc này được thiết kế để có thể hoạt động một cách ổn định trong những môi trường đặc biệt với nhiệt độ trong khoảng 2 độ C. điều này không chỉ giúp loại bỏ hết hơi ẩm một cách hiệu quả khi ở môi trường lạnh.
Bộ lọc nạp khí nén
Đối với những hệ thống làm việc trong môi trường có chứa hóa chất độc hại cần phải dùng đến bộ lọc nạp khí nén. Bởi ngoài công dụng loại bỏ các chất gây ô nhiễm có kích thước nhỏ đến 0.3 µm, thì bộ phận này còn có khả năng nạp nước trong suốt quá trình lọc.
Phân loại theo chân ren
Việc phân chia bộ lọc theo chân ren cũng giúp cho quý bạn đọc có thể lựa chọn được kích cỡ một cách dễ dàng và tiện lợi.
Ren ¼
Ren ¼ hay còn được biết đến với tên gọi khác là ren 13. Nó thường được sử dụng nhiều trong các hệ thống cung cấp khí nén vừa và nhỏ. Thiết bị này phù hợp với những loại co nối YPC,YPL, YPX, YPB, YPCF, YPCL, YPD, YSC cùng các đường ống dẫn khí với kích thước 4 – 6 – 8 – 10,…
Ren ⅜
Bộ lọc ren này còn được gọi với cái tên ren 17. Bộ phận này thường hợp với những loại co nối ren 17 như là: TPC, TPX, TPB, TPD, TSC, TPY, TPL…
Ren ½
Bộ lộc này còn được gọi là lọc phi 12. Tùy thuộc vào từng hệ thống sử dụng lưu lượng khí nén mà bạn có thể chọn loại 13, 17, 21 hay những loại ống lớn hơn như 27, 34, 49,..
==> Đọc thêm: Bộ điều khiển khí nén KosaPlus
Ưu nhược điểm của bộ lọc khí nén
Ưu điểm
Với chức năng và vai trò quan trọng có thiết bị này trong hệ thống khí nén, chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, thuận tiện trong việc lắp đặt, di chuyển và sửa chữa.
- Có nhiều kích cỡ và phù hợp với nhiều loại máy có công suất khác nhau.
- Có khả năng lọc sạch vào và nâng chất lượng khí nén lên đến 99.99% với các loại lọc cao cấp và ở mức 95 – 98% cho các loại lọc thông thường.
- Ít bị hư hỏng hay gặp sự cố.
- Sử dụng thép không gỉ có khả năng chịu va đập tốt, cứng cao và làm việc bền bỉ trong các môi trường có áp suất, độ ẩm và nhiệt độ cao.
Nhược điểm
- Thường gây ra tiếng ồn và tạo ra tiếng rít khiến người dùng khó chịu.
- Vị trí lắp đặt của các linh kiện nằm ngoài máy nén hay đường ống nên chịu nhiều tác động bên ngoài và có khả năng bị nứt vỡ khi va chạm mạnh.
- Có nhiều mẫu mã, chất lượng và thương hiệu khác nhau khiến người dùng có thể hoang mang khi chọn sản phẩm.
Trện đây là toàn bộ thông tin về bộ lọc khí nén giúp bạn am hiểu hơn sản phẩm. Từ đó có thể vận hành tốt các thiết bị và đảm bảo chất lượng cho hệ thống khí nén.
- CO CQ là gì? CO CQ dùng để làm gì?
- Phi là gì ? Inches là gì ? DN là gì / Cách chuyển đổi đơn vị kích thước của ống
- Van bướm và van bi: Tìm hiểu về hai loại van phổ biến trong hệ thống ống dẫn(1)
- Van y xiên điều khiển khí nén DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50
- Đơn vị đo lường tốc độ dòng chảy GPM và LPM là gì?
- Bạn có biết máy biến áp tăng áp khi nào không?