Nếu như tính sơ sơ thì hệ thống thủy lực có đến cả chục loại van khác nhau với đầy đủ kích thước, kiểu dáng và cấu tạo. Vì thế mà không ít người đã nhầm lẫn và không phân biệt van giảm áp thủy lực với van an toàn thủy lực. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu cũng như chọn lựa để dùng hay thay thế khi có nhu cầu. Vậy hãy cùng vancongnghiepvn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu chung về van giảm áp và van an toàn thủy lực
Vì hệ thống thủy lực sử dụng rất nhiều loại van khác nhau như: van xả dầu, van tiết lưu, van an toàn, van 1 chiều, van giảm áp, van chỉnh áp, van khóa, công tắc áp suất,… Tùy thuộc vào yêu cầu khác nhau mà sẽ lựa chọn loại van có thông số phù thuộc.
Với sự đa dạng về mặt thiết kế cũng như chức năng tương đồng mà đã khiến không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 dòng van giảm áp và van an toàn. Từ đó dẫn đến việc tìm mua sản phẩm không chỉnh xác, gây tốn chi phí lại không đạt được hiệu quả công việc.
Van giảm áp thủy lực là gì?
Chúng ta thường hay nghe đến cái tên van giảm áp thủy lực. Vậy bạn có biết chính xác thiết bị này là gì không? Van giảm áp này thường được lắp đặt trong hệ thống dầu thủy lực nhằm phục vụ cho máy dập khuôn, máy ép, đột hay một vài bộ nguồn,..
Van có chức năng giữa cho mức áp suất ở đầu ra luôn nhỏ hơn so với áp suất đầu vào trong mức áp suất đã được thiết lập sẵn. Về cơ bản thì dòng van giảm áp sẽ đựa chia thành 2 loại:
- Van ổn áp
- Van giảm áp thiết lập quan hệ giữa đầu vào và ra.
Thông dụng nhất trên thị trường hiện nay đó chính là van ổn áp với 2 dạng là: tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.
Với dòng van tác động gián tiếp sẽ có cấu tạo đơn giản với 1 van phụ và 2 van chính. Van phụ được thiết kế theo dạng van bi trược, bi điều khiển, lò xo phụ, vít điều chỉnh lò xo. Van chính bao gồm lò xo cố định, than van có rãnh nổi khoang chứa với cửa ra và ống trượt với dạng trụ có rãnh kết nối với các khoang.
Trong khí đó thì van giảm áp tác động trực tiếp lại đơn giản hơn nhiều với núm điều chỉnh, rãnh nối, piston, lò xo,..
Van ổn áp thích hợp với hầu hết các hệ thống thủy lực lớn nhỏ khác nhau. Bởi lẽ nó giúp giữ cố định áp lực và không phụ thuộc quá nhiều về các biến động áp của dầu.
Van an toàn thủy lực là gì?
Van an toàn có vai trò trong việc điều chỉnh áp lực trong hệ thống sao cho áp suất không vượt ngưỡng đã cài đặt. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho cơ cấu cũng như chấp hành. Có thể hiểu 1 cách đơn giản đó là, áp của mạch mà tăng vượt quá ngưỡng van sẽ được mở ra giúp chất lỏng chảy về phía thùng chứa để giảm áp.
Hoạt động của van cũng được cũng được người vận hành nhận xét là đơn giản. Trong trạng thái bình thường, áp suất ổn định, van sẽ tự động đóng cửa khiển cho lưu chất không đi qua được. Mạch sẽ hoạt động theo công suất thiết kế không chịu ảnh hưởng gì.
Những khi áp suất tăng cao, van sẽ tự động mở van để lưu chất tự động về bề chứa. Nhà thiết kế thường sẽ cộng thêm 20% áp suất toàn hệ thống để cài đặt mức áp suất đạt ngưỡng.
Cũng giống như van giảm áp, van an toàn thủy lực sẽ được chia thành 2 loại: tác động trực tiếp, tác động gián tiếp.
Nếu tác động gián tiếp có độ kín cao và nhỏ gọn thì tốc độ phản ứng của nó lại chậm hơn với dòng van tác động trực tiếp. Thiết kế dù đơn giản như khi yêu cầu lưu lượng làm việc lớn sẽ bị giới hạn bởi kích thước của lò xo.
Hiện nay, dòng van an toàn này đang được thiết kế để tạo thành 2 loại trên có kiểu lắp đặt dễ dùng nhất đó là: van van toàn lắp rẻn và bắt đế.
Cách phân biệt van giảm áp và van an toàn thủy lực
Điểm chung của dòng van giảm áp và van an toàn thủy lực đó chính là dựa trên nguyên lý áp suất. Tuy nhiên, 2 van này có sự khác biệt rất lớn về mặt chức năng. Vì vậy, mà khi phân biệt van không nên dựa vào nguyên lý mà cần xem xét về nhiệm vụ cùng chức năng của chúng.
Van giảm áp thủy lực
Nếu như tiến hành xem xét kỹ lưỡng thì van giảm áp có chức năng bảo vệ hệ thống và mạch thủy lực. Có điều cần phải lưu ý đó chính là van giảm áp thủy lực chỉ có chức năng bảo vệ các thiết bị cùng hệ thống phía sai van chứ không có công năng bảo vệ bơm thủy lực.
Bởi vì van giảm áp chỉ lấy tín hiệu từ đằng sau. Trên thực tế, nếu như áp suất tăng quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng bơm bị hỏng mà không lên quan đến van. Áp suất phía sau sẽ nhỏ hơn so với áp suất hoạt động.
Để dùng, chúng ta cần phải cài đặt giá trị áp suất cho van giảm áp và làm cho áp suất dầu thủy lực nhỏ hơn so với áp suất cài đặt. Nếu như áp suất sau mà nhỏ hơn so với áp suất đã cài đặt thì lõi bên trong của van sẽ tác động để đưa mức áp suất đạt đúng giá trị. Sau van giảm áp chính là mức áp suất giá trị cài đặt.
Van an toàn thủy lực
Đối với những dòng van an toàn thủy lực sẽ tiến hành lấy định mức hoạt động của van. Áp suất của dòng thủy lực này sẽ thấp hơn so với ngưỡng đã cài đặt từ đầu thì van đóng cửa. Từ đó, lưu chất sẽ không thể đi qua van được, mà chúng sẽ đi tới các van điều chỉnh để tới với cơ cấu, chấp hành.
Tín hiệu áp trước van cao thì van mới mở cửa và lưu chất có áp suất cao sẽ đi van rồi chảy về thùng chứa. Lúc này, áp suất sẽ giảm xuống và hệ thống đường ống dẫn cũng được bảo vệ. Van an toàn cũng là một loại van giảm áp nhưng nó có thể giảm về mức 0 mà không có giá trị áp suất khác.
Trong một vài hệ thống, việc chỉ dùng van giảm áp và lắp đặt ở gần với vị trí thủy lực không dùng đến van an toàn rất nguy hiểm. Bởi vì bơm thủy lực chính là trái tim của toàn hệ thống. Nếu chỉ lắp nguyên van giảm áp có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua việc bảo vệ “trái tim” này. Vì nó chỉ đảm bảo áp suất phía sau van.
Do đó, để bảo vệ bơm thủy lực cần phải kết hợp với các loại van khác nhau như: van 1 chiều, van an toàn, van tiết lưu,…
Nếu như bạn đang cần và biết cách phân biệt van giảm áp thủy lực và van an toàn thủy lực chính hãng với các thông số kỹ thuật chính xác. Đồng thời có thể đáp ứng chính xác nguồn hàng phong phù với giá thành phải chăng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ kỹ thuật viên của công ty sẽ hỗ trợ và tư vấn để bạn tìm kiếm được thiết bị phù hợp với hệ thống thủy lực đang dùng.