Tìm hiểu về tác động đơn và tác động kép là gì?

Trong cuộc sống ngày nay thì thiết bị công nghiệp có nhiều công nghệ cao, giúp ích rất nhiều cho người dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nó vẫn có những thiết bị như van có chế độ hoạt động theo tác động đơn/ tác động kép.

Hai dạng hoạt động này thì nó được thể hiện rõ nhất ở van điều khiển khí nén. Đối với cách thức hoạt động tác động đơn hay tác động kép thì nó đều có những chức năng khác nhau. Và người dùng có thể sử dụng theo mong muốn cũng như là môi trường hoạt động của hệ thống. Để có thể hiểu rõ hơn được hai dạng hoạt động này là gì thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha

Khái quát về kiểu hoạt động tác động

Tác động đơn hay tác động kép còn có một tên gọi là xi lanh. Và xi lanh này được tác động theo kiểu nào thì được gọi là van có kiểu tác động đơn và tác động kép cũng tương tự như vậy.

Khái niệm tác động đơn là gì?

Tác động đơn được hiểu là bộ tác động hoạt động ở một trạng thái đóng mở chỉ cần một lần cung cấp khí nén. Nó được chuyển động theo chiều ngược lại, được thực hiện nhờ có lực đàn hồi của lò xo bên trong.

Trong van khí nén có tác động đơn thì thường là 3/2 hoặc là kết hợp 2/2. Nó sẽ có một cửa vào, một cửa xả và một ống xả. Đối với dòng van có chế độ này thì nó có chế độ phục hổi. Cái này thì nó phụ thuộc vào NC (mở) hoặc NO (đóng).

Đối với dòng tác động này nó yêu cầu khí nén được kích hoạt ở vị trí bình thường. Và khi khí nén bị rút thì cái lò xò của van nó cũng sẽ trở về trạng thái bình thường. Lúc đó, thì khí nén có bên trong buồng van sẽ được trả lại qua cổng xả khí.

Khái niệm tác động kép là gì?

Tác động kép là bộ truyền động khí nén có hai chân cấp khí, tương đương với nó sẽ là hai chu trình đóng – mở. Để có thể mở được van thì chúng ta cần cấp khí nén vào chân Open. Lúc đó, thì áp lực của khí nén đủ lớn để có thể ép được piston dịch chuyển về 2 phía. Lực này thì giúp cho momen xoắn và xoay chuyển trục, giúp cho van mở.

Và ngược lại, khi ta muốn đóng van thì ta chỉ cần cấp khí nén vào chân Close. Lúc này, lượng khí nén cùng đi vào bên ngoài của 2 đầu piston, ép cho piston phải chuyển động từ ngoài vào trong. Rồi tạo ra một lực tác động lên trục. Và quá trình đóng van được diễn ra.

Trong van điều khiển khí nén tác động kép thì thường van 5/2 hoặc 4/2. Nó sẽ có một cửa ra và tất cả các cửa còn lại là ống xả. Và đối với van có kiểu tác động này thì nó sẽ không có cơ chế trở lại phục hồi. Loại lực của khí nén thì được sử dụng để có thể thay đổi được vị trí bình thường. Còn khi lực khí nén được đi từ hướng ngược lại thì nó được ứng dụng để có thể giúp van trở về vị trí ban đầu.

Cách hoạt động của tác động đơn và tác động kép

Van điều khiển khí nén tác động đơn nó được hoạt động như sau:

  • Ta sẽ cấp khí nén vào bên trong đường ống. Bộ phận trục giữa của thiết bị sẽ quay một góc 90 độ, giúp cho cánh bướm được dịch chuyển ( lúc này đang ở chế độ mở “NC”.
  • Còn khi ta ngừng cấp khí nén, làm ngưng trục giữa nên sẽ khiến cho cánh bướm quay 90 độ, dịch chuyển về vị trí ban đầu với sự hỗ trợ của lò xo. Có thể hiểu rằng van trở về trạng thái đóng “NO”. Lúc đó khí nén chỉ được đưa tại một cổng duy nhất.
  • Van được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nên có thể chịu được nhiệt độ tốt, áp lực cao. Nhưng giá thành của nó lại đắt hơn so với tác động kép.

Van điều khiển khí nén tác động kép có cách thức hoạt động như sau:

  • Đối với van có tác động kép thì khí nén của nó sẽ được cấp vào hai cổng. Trong đó, một cổng đóng vai trò là mở và cổng còn lại thì sẽ đóng. Và khi cấp khí vào một cổng thì van sẽ hoạt động đóng/ mở. Còn nếu cấp vào cổng còn lại van sẽ ở về trạng thái ban đầu.
  • Và van điều khiển khí nén tác động được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: inox, nhựa… Nên nó được sử dụng nhiều trong những môi trường có khắc nghiệt. Ngoài ra, giá thành thì rẻ hơn so với tác động đơn.

Sự giống và khác nhau giữa tác động đơn và tác động kép

Hiện nay thì các thiết bị truyền động khí nén đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong lĩnh vực sản xuất. Và với mỗi kiểu tác động thì nó sẽ lại mang những đặc điểm, tính năng và cách thức vận hành khác nhau. Vậy tác động đơn và tác động kép có điểm gì giống và khác như thế nào. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở bài dưới đây nhé!

Điểm giống nhau

  • Hai kiểu tác động này thì đều được sử dụng trong hệ thống cấp khí nén. Chính vì vậy, mà nó được người dùng sử dụng rất nhiều.
  • Trong phần cấu tạo đều có bộ phận momen giúp tạo độ xoắn. Nên khi hoạt động tạo r một lực ổn định, để có thể giúp van đóng mở được.
  • Và bộ điều khiển thì được sáng chế theo tiêu chuẩn kháng nước và bụt đạt chuẩn IP68.
  • Đối với phần thân của bộ khí thì nó được chế tạo từ chất liệu tốt như: nhôm nguyên khối và được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện.
  • Và áp lực đầu vào của khí nén thì có thể chịu được mở mức 3 – 8 bar.

Điểm khác nhau

Tuy hai kiểu tác động có khá nhiều điểm chung nhưng nó cũng có những điểm khác biệt. Vậy ta cùng nhau tìm hiểu xem tác động đơn và tác động kép có điểm gì khác, để chúng có thể tạo ra được nét khác biệt cho mình ở bảng dưới đây nhé:

Tác động đơn Tác động kép
  • Trong việc cấp khí nén thì trong kiểu tác động này thì nó chỉ có 1 chân cấp khí nén đầu vào.
  • Và so về tổng thể của bộ tác động này thì nó dài hơn so với tác động kép.
  • Và có cấu tạo 2 lò xò. Nên về chức năng đàn hồi ép trục chuyển động về vị trí ban đầu khi ta ngưng cấp khí. Nó sẽ tốt hơn.
  • Đối với tác động kép thì khi cấp khí thì người dùng có thể cấp theo 2 chân khí đầu vào.
  • Và kiểu tác động này thì cần cấp khí nén mới có thể đưa được piston quay trở lại vị trí ban đầu để đóng van
  • Khi hoạt động hệ thống thì nó cần cung cấp áp lực khí nén cho cả chu trình đóng.
  • Chỉ cần cung cấp áp lực khí nén khi đóng – mở van.

Ưu và nhược điểm của tác động đơn và tác động kép

Như đã tìm hiểu ở trên thì ta có thể rút ra được hai kiểu tác động này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào. Vậy chúng ta cùng xem hai tác động này có ưu điểm và nhược điểm gì nhé!

Tác động đơn

Ưu điểm Nhược điểm
  • Thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt được những không gian chật hẹp.
  • Đa dạng về mẫu mã kiểu van bi khác nhau
  • Có độ an toàn cao vì sử dụng khí nén nên hiện tượng cháy nổ thấp.
  • Với những chất liệu tốt nên có thể sử dụng được trong nhiều môi trường khác nhau.
  • Tuổi thọ cao.
  • Trong quá trình hoạt động thì hệ thống thường có hiện tượng cặn bã. Đối với những lưu chất có tính đặc sệt thì hay xảy ra hiện tượng bị kẹt.
  • Tiêu tốn lượng khí nén tương đối lớn. Vì để có thể duy trình mở van, thì phải cấp khí nén luôn tục.
  • Tuổi thọ bộ khí bị suy giảm. Do lò xo đàn hồi nhiều lần dẫn đến hư hỏng.
  • Giá thành thì cao hơn so với tác động kép.

Tác động kép

Ưu điểm Nhược điểm
  • Với kiểu tác động này thì van sử dụng bộ điều khiển tự động. Nên nó có thể thay thế được sức người để có thể đóng mở van.
  • Tốc độ đóng mở của van nhanh
  • Có thể lắp đặt được ở nhiều môi trường khác nhau.
  • Giá thành lại rẻ hơn so với tác động đơn
  • Giá thành lại khá cao so với những dòng van khác.
  • Không thể sử dụng được trong môi trường ngâm nước
  • Khi hoạt động thì tạo ra tiếng ồn khá lớn.
  • Khi dừng việc cung cấp khí thì van cũng sẽ không hoạt động.

Tính ứng dụng của tác động đơn và tác động kép

Với những đặc điểm và ưu điểm vượt trội nên nó được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Nhất là những lĩnh vực trong ngành công nghiệp. Những hệ thống có thể sử dụng được tác động đơn và tác động kép như sau:

  • Nhà máy xử lý nước thải
  • Nhà máy hóa chất
  • Nhà máy nước sạch
  • Nhà máy hóa chất
  • Nhà máy chế biến thực phẩm
  • Hệ thống có đường ống hơi nước
  • Hệ thống sản xuất bia rượu, đường, sữa…

Qua bài viết trên, mong giúp được cho bạn hiểu rõ hơn về tác động đơn và tác động kép là gì? Những ưu điểm và tính ứng dụng của hai kiểu tác động này. Và để có thể mua được những thiết bị như: van bi điều khiển khí nén tác động đơn hoặc tác động kép, van điều khiển…. Hoặc những sản phẩm khác, để mua được những sản phẩm này bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty Tuấn Hưng Phát chúng tôi lươn cam kết hàng chuẩn chính hãng, chính sách bảo hành và giá cả ưu đãi nhất.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi đến bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *