Hướng dẫn lắp đặt và bảo dưỡng van bướm điều khiển điện.
– Van bướm điều khiển điện là một thiết bị tự động hóa, giúp tối ưu được chi phí thuê người vận hành. Van bướm điều khiển điện là thiết bị phổ biến trong các đường ống. Bởi chúng có tính ứng dụng cao và có giá thành thấp nên được sử dụng cho nhiều hệ thống đường ống.
– Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lắp đặt và bảo dưỡng van bướm điều khiển điện
– Bài viết này đề cập đến vấn đề hướng dẫn lắp đặt và bảo dưỡng van bướm điều khiển điện. Nếu bạn cần tìm hiểu về van bướm điều khiển điện, cấu tạo, ưu nhược điểm thì nên đọc bài bên dưới nhé.
Đọc bài viết Tìn hiểu về: Van bướm điều khiển điện
1. Bài toán tổng quát van bướm điều khiển điện
– Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các bước tổng quát khi bạn tiến hành sửa chữa bão dưỡng van bướm điều khiển điện.
*Đầu tiên đặt các vấn đề:
- – Bạn đang muốn thay hệ thống van bướm đã quá cũ và không còn sử dụng được nữa.
- – Bạn đang cần thiết kế, thi công lại đường ống chính.
+ Bước thứ 1: Khảo sát thực tế
– Khảo sát thực tế là van bướm điện đang sử dụng là loại van nào? có các thông số kỹ thuật cơ bản là gì? Dùng cho môi trường điều kiện nhiệt độ và áp suất nào?
– Nguồn điện thực tế sử dùng cho van là điện nào?
– Sản phẩm đang dùng có thương hiệu gì? Có xuất xứ nước nào?
+ Bước thứ 2: Chuẩn bị.
– Van bướm điều khiển điện đúng với các thông số kỹ thuật ở hiện trường.
– Bu lông, tán, lông đền dùng cho van bướm để cố định van.
– Gioang cao su – là thiết bị làm kín hạn chế nước thoát ra ngoài.
– Cờ lê, mở lết để siết bu lông.
– Mặt bích dùng cho van bướm điện.
– Đường ống chờ sẵn.
+ Bước thứ 3: Lắp đặt
– Xin gửi quý bạn đọc cách lắp đặt van bướm điện đơn giản và hiệu quả nhất.
– Hệ thống đường ống chờ sẵn, lắp đặt mặt bích vào đường ống (hàn mặt bích vào đường ống).
– Cho gioang làm kín áp sát vào mặt bích (Gioang làm kín có nhiệm vụ làm kín phần mặt bích và van bướm điện)
– Đưa van bướm điều khiển điện vào gioang vừa đưa vào.
– Tiếp tục cho gioăng cao su làm kín giữa van bướm và mặt bích còn lại (lúc này, gioang làm kín được gắn vào mặt bích của hai đầu van).
– Ráp đầy đủ bu lông vào các lỗ mặt bích
– Cố định và siết chặt bu lông.
2. Bài toán thực tế về van bướm điều khiển điện
– Bài viết này, tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể về van bướm điều khiển điện DN500 đang sử dụng tại nhà máy X ở Hải Phòng mà chúng tôi gần đây thực hiện.
Hình ảnh lắp đặt van bướm thực tế ở nhà máy.
+ Bước thứ 1: Khảo sát thực tế:
– Ngay sau khi nhận được yêu cầu từ nhà máy chúng tôi đã tiến hành khảo sát và rút ra các kết luật sau:
– Van Bướm Điều Khiển Bằng Điện đang sử dụng là loại van dùng điện 220 VAC 50hz dùng dòng 3phase.
– Kích thước đường ống đang sử dụng là DN500, áp suất hiện tại của đường ống là 7 bar.
– Chuẩn kết nối đang sử dụng là nối bích (Double flange).
– Môi chất chạy qua van là nước công nghiệp và nhiệt độ dưới 90 nên sẽ lựa chọn seat là EPDM, và đĩa (DISC) sẽ là Inox 304.
– Khoảng cách mặt bích (face to face) là bao nhiêu – Đây là thông số vô cùng quan trọng, vì nếu xác định sai thông số này thì bạn sẽ phải sửa lại đường ống.
– Thương hiệu van đang sử dụng là dòng van Trung Quốc, chúng tôi đã tư vấn nhà máy qua dòng sản phẩm van bướm điện kosaplus/ Hàn Quốc.
+ Bước thứ 2: Chuẩn bị.
– Sau khi đã làm rõ các yếu tỗ kỹ thuật của van nhằm đảm bảo van dùng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất. Chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp đúng với các thông số cụ thể của van bướm điện nhà máy đang cần.
– Cần làm rõ khoảng cách mặt bích của van bướm khi tiến hành thay thế
Tham khảo thông số kỹ thuật van bướm điện DN500:
- Van Bướm Điều Khiển Điện Dùng Nguồn 220VAC.
- Thương Hiệu Wonil / Hàn Quốc.
- Thân: Gang (DI)
- Đĩa (Disc): Inox 304.
- Seat/ Seal (Gioăng Làm Kín): EPDM.
- Kết Nối: DIN PN16 Loại Double Flange.
- Nguồn Điện: 220VAC 50hz 3ph.
- Size: DN500.
- Môi Trường Làm Việc: Nước.
- Nhiệt Độ Làm Việc: 80 O C.
+ Bước thứ 3: Lắp đặt
– Như đã đề cập ở phần tổng quát, thì phần lắp đặt ở đây chúng tôi làm đúng giống như hướng dẫn ở trên.
– Sau khi đã chuẩn bị và xác nhận đúng các thống số đầy đủ. Đưa ra loại van bướm điện kosaplus để sử dụng vào đường ống cũ. Việc đơn giản bây giờ chỉ là hàn mặt bích vào ống có sẵn==> bỏ gioăng gắn vào mặt bích ==> Bỏ van vào gioăng đã gắn vào mặt bích trước đó ==> Bỏ gioăng vào phần mặt bích còn lại của van ==> dùng bu lông, đai ốc, tán cố định lại van.
+ Bước thứ 4: Vận hành và chạy thử
– Hãy chắc chắn là quá trình của bạn làm không có sai sót nào. Kiểm tra lại van, các đai ốc, các vị trí hàn nối, thực hiện chạy thử nghiệm để quan sát hiệu quả làm việc của van và đảm bảo răng van hoạt động tốt và không xảy ra hiện trượng ngoài ý muốn.
Để hiểu rõ hơn về van bướm điều khiển điện mời các bạn xem thêm; Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm
3. Lưu ý khi sử dụng:
– Van rất dễ bị hư hỏng khi mở điều tiết từ 15° tới 75°.
– Đây là dòng van có thể sử dụng để đìêu tiết chiếc chảy, vì vậy lực ảnh hưởng của mẫu chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong , điều kiện nhất định người ta sử dụng Van Bướm có cơ cấu gài góc độ mở.
Cơ cấu gài góc độ mở:
– Gồm có hai phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim dòng có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van.
– Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho loại lưu chất ảnh hưởng khiến cho thay đổi góc độ đóng mở lúc mới đầu.
Bài viết trên tôi đã giới thiệu đến bạn cách lắp đặt và bão dưỡng van bướm điều khiển điện cực kỳ đơn giản và rễ hiểu.
– Cuối cùng, tôi xin lời chúc tốt đẹp đến những người đã dành thời gian ra đọc bài viết này.
– Mặc dù bài viết đã trau chuốt và khá tỉ mỉ. Nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, mong nhận được đóng góp từ các bạn. Mọi ý kiến, các bạn vui lòng comment ở bên dưới nhé hoặc nếu điều kiện địa lý cho phép hãy mời nhau vài cốc trà đá để tâm sự về sản phẩm cũng được.
– Qúy khách cần đặt hàng vui lòng liên hệ hotline: 0865909568 ( Zalo ) để được báo giá tư vấn miễn phí
- CO CQ là gì? CO CQ dùng để làm gì?
- Hơn cả sự tin yêu của đại gia đình THP
- Các phân biệt van giảm áp thủy lực và van an toàn thủy lực
- Nhiệt độ làm việc của van ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ của van?
- Bẫy hơi là gì, cách hoạt động của bẫy hơi(1)
- Vai Trò, Ứng Dụng Và Lợi Ích của Y Lọc Trong Hệ Thống Ống Nước(1)