Bạn có biết máy biến áp tăng áp khi nào không?

Máy biến áp tăng áp khi nào? Hạ áp khi nào? Là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra hiện nay. Nhất là những bạn học sinh đang ôn tập và tích lũy kiến thức từ bộ môn công nghệ năm lớp 12. Vậy hãy cùng vancongnghiepvn tôi tìm hiểu thêm câu trả lời chính xác và cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về máy biến áp

máy biến áp tăng áp khi
Tìm hiểu về máy biến áp là gì?

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay còn gọi là máy biến thể. Đây là dòng máy móc rất quan trọng được dùng nhiều trong lĩnh vực điện lực. Trong suốt cả quá trình truyền tải điện năng đi tới những nơi khác nhau. Vì thế, chúng ta cần phải thay đổi được mức điện áp xoay chiều sao cho thật phù hợp. 

Và máy biến áp sẽ có nhiệm vụ đi thay đổi điện áp dựa vào chiều tăng hay giảm. Nhằm đảm bảo được quá trình truyền tải điện năng sẽ diễn ra một cách thuận lợi.

Trên thực tế, chúng ta sẽ có đến 2 loại máy biến áp khác nhau đó là máy tăng áp và hạ áp. Tuy rằng, về cấu tạo cùng bản chất thì chúng hoàn toàn tương tự nhau. Điểm khác nhau có lẽ là nằm trong vòng dây quấn và vật liệu cấu thành nên chúng.

Máy biến áp tăng áp là gì?

máy biến áp tăng áp khi
Máy biến áp tăng áp là gì?

Như khái niệm về máy biến áp mà chúng tôi đã đề cập phía trên. Máy biến áp tăng áp này có điện áp ở cuộn dây thứ cấp sẽ lớn hơn so với cuộn sơ cấp. Điều này là do số vòng bên trong cuộn dây sơ cấp ít hơn so với số vòng bên trong cuộn thứ cấp.

Điện áp đầu ra của máy biến áp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ số vòng đây mà chúng đã được đưa ra vì:

Tỷ lệ = Ns/Np

Tỷ số vòng dây của 1 máy biến áp tăng áp sẽ lớn hơn 1.

Như chúng ta cũng biết rằng, công suất đầu vào và đầu ra của máy biến áp cũng giống như cũ. Điều này có ngụ ý rằng máy biến áp tăng áp sẽ làm tăng điện áp nhưng mà nó cũng sẽ làm giảm dòng điện từ cuộn sơ cấp tới cuộn dây thứ cấp. Vì vậy, nó sẽ duy trì 1 công suất không đổi.

Máy biến áp tăng áp là thiết bị thường được dùng nhiều trong việc truyền tải điện với khoảng cách xa. Từ đó, nó sẽ làm giảm các tổn thật đường dây (I2R). Các tổn thật của đường dây sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dòng điện. Vì thế, việc làm giảm dòng điện (trong khi vẫn tăng điện áp) dùng biến áp tăng cường sẽ cung cấp truyền tải điện hiệu quả và làm giảm tối đa tổn thất.

Cấu tạo của máy biến áp

máy biến áp tăng áp khi
Cấu tạo máy biến áp

Thường thì một máy biến áp cơ bản sẽ được cấu thành từ 2 thành phần chính đó chính là: lõi thép và dây quấn. Và chúng sở hữu những đặc điểm sau:

Với các dây quấn thì chúng sẽ bao gồm những cuộn dây sơ cấp để nhận diện điện áp đầu và 1 hoặc nhiều cuộn dây thứ cấp với nhiệm vụ đưa ra mức điện áp đã được thay đổi. Các vật liệu dây quấn thường được làm từ những loại vật liệu nhôm hay đồng.

Với lõi sắt hay lõi thép thì nó chính là một khối chữ U với những loại máy biến áp có 2 cuộn dây. Khối này đã được cấu thành từ những lá thép với kỹ thuật điện được ghép lại với nhau. Chúng sẽ phủ thêm 1 lớp sillic với chức năng cách điện.

Nguyên lý làm việc của máy biến áp

máy biến áp tăng áp khi
Nguyên lý làm việc của máy biến áp

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp được dựa trên các định luật cảm ứng trường điện từ của Faraday. Chúng sẽ bao gồm 2 kiểu hiện tượng vật lý đó là:

Dòng điện chảy qua dây dẫn sẽ tạo ra từ trường.

Sự biến thiên của từ trường bên trong cuộn dây để tạo nên một hiệu điện thế cảm ứng. Hiện tượng này còn được gọi với một tên gọi khác chính là cảm ứng điện từ.

Cảm ứng điện tử đã được thể hiện rõ thông qua công thức sau:

k = U1/U2 = N1/N2

Trong đó:

  • U1 là điện áp của cuộn dây sơ cấp.
  • N1 là số vòng dây ở cuộn sơ cấp
  • U2 là điện áp của cuộn thứ cấp
  • N2 là số vòng dây ở cuộn thứ cấp.

Thông qua công thức trên, ta cũng thấy rõ được giữa số vòng dây và điện áp của các cuộn đều có tỷ lệ thuận. Qua đó có thể nhận xét về mối quan hệ của chúng như sau:

  • Nếu như hệ số k > 1 thì chúng ta sẽ có ngay máy tăng áp.
  • Nếu như hệ số k < 1 thì chúng ta sẽ có máy hạ áp.

Máy biến áp tăng áp khi nào?

máy biến áp tăng áp khi
Máy biến áp tăng áp khi nào?

Đây là câu hỏi khá hay được rất nhiều bạn đọc tìm kiếm ngày nay. Như các bạn cũng đã biết rằng, ở các nhà máy sản xuất điện như: thủy điện, điện gió, nhiệt điện. Việc chúng ta muốn truyền tải điện đi tới những nơi xa mà không xảy ra tình trạng thất thoát điện. Bắt buộc phải sử dụng đến máy tăng áp để đưa chúng trở thành đường dây cao thế và truyền đi. 

Trong quá trình truyền tải điện năng đến từng trạm nhỏ, chúng ta cũng cần sử dụng đến máy tăng áp. Với nhiệm vụ kích áp lên một giá trị ổn định và không xuất hiện tunh trạng bị sụt áp khi tới nơi dùng. 

Bài viết dù không quá dài và còn rất nhiều điều để nói tới chủ đề này. Nhưng mong rằng, với cái nhìn tổng quan về máy biến áp và biết chính xác máy biến áp tăng áp khi nào, sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.