Đơn vị đo lường nhiệt độ là gì? Các loại đơn vị đo nhiệt độ phổ biến

Các đơn vị đo lường nhiệt độ hiện nay đang phổ biến có ký hiệu là gì? Cách đổi đơn vị đo nhiệt độ như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến đời sống thường ngày của chúng ta không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cũng theo dõi!

Đơn vị đo lường nhiệt độ là gì?   

Đơn vị đo lường nhiệt độ là một trong những biện pháp biểu thị giá trị nhiệt độ nóng – lạnh khác nhau. Mỗi một đơn vị đo sẽ có những cách quy đổi và tính toán khác nhau. Có thể là sử dụng thang đo hoặc sử dụng nhiệt kế hay dùng các đồng hồ đo nhiệt độ.

Các trị số ở mỗi một đơn vị đo khác nhau  sẽ thể hiện được giá trị khác nhau. Bởi thế, hệ thống các đơn vị đo hình thành nên công thức cùng với bảng chuyển đổi nhiệt độ giữa những đơn vị đo lường nhiệt độ khác nhau.

Chẳng hạn như: Chuyển đổi 1 độ F với công thức cụ thể là: độ F = (độ C x 1.8) + 32

⇒ Ta có thể chuyển đổi là: độ C = (độ F – 32)/ 1.8 = (1 – 32)/ 1.8 = -17.22 độ C.

==> Xem thêm: áp suất là gì?

Các đơn vị đo lường nhiệt độ phổ biến

Trong quá trình hình thành và phát triển về khoa học, con người đã nghiên cứu và cho ra đời những định luật, sáng kiến. Đơn nhiên là trong những nghiên cứu đó không thể bỏ qua các đại lượng vật lý kèm theo đó là các đơn vị đo lường của nó.

Tuy nhiên trong quá tình nghiên cứu sẽ có sự khác nhau về mặt đơn vị đo giữa mỗi quốc gia. Đó cũng là lý do vì sao nước này là dùng độ C mà nước khác thì dùng độ F. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài loại đơn vị đo lường nhiệt độ được dùng khá phổ biến hiện nay là:

Độ C ( Celsius)

đơn vị đo lường nhiệt độ

Đây chắc chắn là đơn vị đo đã quá quen thuộc với chúng ta rồi. °C còn được gọi là độ Celsius hoặc độ bách phân đã đặt tên theo nhà khoa học Anders Celsius – người Thụy Điển. Ông chính là người đầu tiên đã đưa ra hệ thống đo nhiệt độ dựa theo trạng thái của nước. 

Cụ thể là trạng thái của nước nóng là 100°C và nhiệt độ của nước đá đông là 0°C vào năm 1742. Nhưng sau đó khoảng 2 năm, ông đã đổi lại hệ thống khí lấy 0°C cho nước sôi và 100°C cho nước đóng đá. 

Nó được gọi là hệ thống tức bách phân Centigrade và được dùng phổ biến vào năm 1748. Cũng nhờ vào hệ thống nhiệt độ này đã giúp cho nhà khoa học Anders Celsius được vinh danh khi đặt tên của ông cho hệ thống này.

Hệ thống này cũng được sử dụng khá nhiều tại Châu Âu và Châu Á. Tại Việt Nam cũng được ứng dụng rất nhiều và có thể dễ dàng bắt gặp ở các đồ vật như nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ.

Độ K (Kelvin)

Đơn vị đo lường nhiệt độ

Trong hệ thống SI thì độ K cũng là một đơn vị đo nhiệt độ cơ bản. Và thang nhiệt độ này cũng đã được lấy tên từ chính nhà vật lý học William Thomson – người Ireland và cũng là nam tước Kelvin đệ nhất. Và mỗi 1K sẽ đổi thành 1°C còn 0°C sẽ đổi thành 273.15K.

Đây cũng được gọi là nhiệt độ tuyệt đối vì 0K tương ứng với mức nhiệt độ thấp nhất mà vật chất đạt được. Và tại 0K thì trên lý thuyết cho thấy các chuyển động hỗn loạn đều sẽ bị ngừng. Trên thực thế thì vẫn chưa có vật chất nào đạt đến 0K. Ngay cả đến vật chất cực lạnh như Bose – Einstein vẫn có nhiệt độ cao hơn 0K.

Độ F (Fahrenheit)

Đơn vị đo lường nhiệt độ

Đây cũng là một thang nhiệt độ được đặt theo tên của nhà vật lý Daniel Gabriel Fahrenheit – người Đức. Nhà vật lý này đã phát triển thang nhiệt độ của mình khi đến thăm nhà thiên văn học đại tài Ole Romer.

Romer đã tạo ra chiếc nhiệt độ khi sử dụng 2 điểm chuẩn là 7.5° với thời điểm nước đóng băng và 60° khi nước sôi. Còn thân nhiệt của con người sẽ rơi vào 22.5° dựa vào thang đo của Romer. 

Và Fahrenheit đã sử dụng 0 là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông  – mùa khắc nghiệt tại Gdansk (Danzig). Và bằng hỗn hợp bao gồm nước đá, amoni Clorid để tạo lại điểm 0 (-17.8°C) là điểm chuẩn thứ nhất. Ông muốn tránh khỏi nhiệt độ âm như dựa theo thang nhiệt độ của Romer.

Tới năm 1714, Fahrenheit đã xác định chính xác điểm chuẩn thứ 2 là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết là 32°F và điểm chuẩn thứ 3 là nhiệt độ khỏe mạnh của con người là 96°F. Tuy nhiên, đến nay thì cách tính điểm chuẩn này đã được xác định lại khi nhiệt độ đóng băng là 32°F và nhiệt độ sôi của nước là 212°F. Còn với nhiệt độ của cơ thể rơi vào 98.6°F tương đương với 37°C.

==> Xem thêm: Các đơn vị đo điện là gì?

Độ D (Delisle)

Đây là đơn vị đo được một nhà thiên văn học đại tài người Pháp là Joseph – Nicolas Delisle phát minh vào năm 1732. Ông đã tạo nên 1 nhiệt kế thủy ngân với cách chọn thang nhiệt độ của nước sôi là 0 cố định. Và thủy nhân sẽ co lại khi gặp nhiệt độ nhỏ hơn. 

Thiết bị nhiệt kế của Delisle đã được chia 2400 hay 2700 nên rất thích hợp với thời tiết mùa đông tại St. Petersburg. Và mãi đến năm 1738 thì nhiệt kế Delisle mới có 2 điểm cố định với điểm sôi là 0 và điểm đóng băng của nước là 150 độ.

Độ N (Newton)

Đơn vị này đã được đặt tên theo nhà thiên văn học, triết học, thần học, nhà giả kim, nhà vật lý Isaac Newton. Cũng giống như các loại thang đo nhiệt độ khác cũng lấy 2 điểm cố định với nhiệt độ bay hơi là 33 độ N và nhiệt độ đóng băng là 0 độ N. Tuy nhiên vì một số lý do nên thang này đã không được dùng nhiều trên thế giới.

Độ R (Rankine)

Đây cũng là đơn vị nhiệt độ nhiệt động học được đặt theo tên của nhà vật lý Glasgow William John Macquorn Rankine với ký hiệu là °R hay °Ra để phân biệt với các thang nhiệt độ của Rømer và Réaumur. 

Vì đơn vị này có thang điểm gần tương tự với Kelvin nên sẽ bỏ đi ký hiện độ mà chỉ gọi là Rankine. Cả thang nhiệt độ cả Kelvin và Rankine đuề lấy 0 là nhiệt độ tuyệt đối. Khi mà 1 độ Rankine bằng 1 độ Kelvin, nhưng 0°R= -459.67°F.

==> Sản phẩm: van bi điều khiển điện Haitima Đài Loan

Độ Réaumur

Đơn vị này được lấy theo tên của nhà khoa học Rene – Réaumur. Các thang nhiệt độ mà ông lấy cũng sẽ có 2 điểm là điểm đóng băng là 0 độ và điểm sôi là 80 độ trên nhiệt kế thủy ngân.

Độ Romer

Đơn vị đo lường nhiệt độ

Đơn vị Romer được phát minh năm 1701 và lấy theo tên của một nhà khoa học người Đan Mạch. Thang đo nhiệt độ cũng lấy 2 điểm với nhiệt độ bay hơi 60 độ Ro và nhiệt độ đóng băng là 7.5 độ Ro. Như thế chúng ta có thể hiểu đơn giản là một một độ sẽ ứng với 1/52.5 độ Ro.

==> Sản phẩm: van bướm điều khiển bằng điện Haitima Đài Loan

Độ W (Wedgwood)

Đây là thang đo nhiệt độ khá cũ và dùng để đo nhiệt độ bay hơi của thủy nhân lên đến 356 °C tương đương với 673 °F do thợ làm gốm Josiah Wedgwood đã phát minh ra. Phép đo này sẽ dựa vào sự co lại của đất sét khi được nung nóng trong nhiệt độ cao và độ co sẽ được đánh giá thông qua sự so sánh giữa đất sét đã nung và chưa nung. 

Thang đo cũng có 2 điểm với 0°W = 1.077.5 °F = 580.8 °C và 240°W = 130°F =54°C. Và như các bạn cũng đã biết rằng điểm sôi của thủy ngân trong thủy tinh chỉ có nhiệt độ dưới 356°C đã quá thấp so với ngành công nghiệp luyện kim, làm gốm hay thủy tinh.

Chính vì thế Wedgwood đã đề xuất sử dụng phương pháp đo nhiệt trong lò của mình và cũng được áp dụng khá rộng rãi trong khoảng thời gian dài. Thế nhưng, sau này khi các loại pyrometer đã được ra đời vào năm 1830 thì phương pháp này đã bị trôi vào quên lãng.

Trên đây là một vài thông tin và kiến thức cơ bản về đơn vị đo lường nhiệt độ đang được ứng dụng hiện nay. Hy vọng qua đó sẽ giúp cho bạn có thể hiểu hơn phần nào cho những ai đang muốn tìm hiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.