Trong các hệ thống công nghiệp, chúng ta dễ dàng bắt gặp bộ điều khiển tuyến tính trong việc điều khiến các sản phẩm van công nghiệp. Nó vừa làm tiện lợi hóa thời gian, công sức và cả chi phí hoạt động, vừa giúp hệ thống vận hành nhanh chóng và ổn định hơn. Vậy bạn có biết bộ điều khiển tuyến tính là gì không? Lúc nào thì sử dụng thiết bị này? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau của chúng tôi. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!
Bộ điều khiển tuyến tính là gì?
Bộ điều khiển tuyến tính hay còn được biết với tên tiếng Anh là Pneumatic Positioner hay Positioner. Đây là thiết bị thường được lắp kèm theo bộ truyền động khí nén và bộ truyền động điện trong van công nghiệp. Công dụng của nó chính là dùng để điều tiết khí nén trước khi đi vào bộ truyền động và điều chỉnh điện áp phù hợp cho từng hệ thống sử dụng.
Từ đó nó sẽ biến điện năng hoặc khí nén trở thành động năng để điều khiển piston trong bộ truyền động. Nhờ thế mà có thể đóng/mở van trở nên dễ dàng hơn. Bộ điều khiển này sẽ giúp cho việc điều tiết lưu lượng dòng chảy chính xác, nhanh chóng và tiện lợi.
Bộ điều khiển này sẽ sử dụng các loại tín hiệu 4 – 20mA hay 0 – 10V để điều khiển van tự động theo một lưu lượng nhất định, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Việc điều tiết này sẽ giúp cho van đóng mở được theo nhiều góc khác nhau.
Cụ thể là nếu góc mở là 0 độ thì van đang trong trạng thái đóng, góc mở 90 độ thì van trong trạng thái mở hoàn toàn. Ngoài ra, nó còn có thể mở ở các góc khác nhau như: 10, 20, 30, 35, 40, 45,…
==> Xem thêm: hiện tượng búa nước là gì?
Đặc điểm của bộ điều khiển tuyến tính
- Nó cho phép dòng lưu chất có thể đi qua van một cách chính xác với tùy theo từng mức chỉnh khác nhau.
- Có khả năng hiện thị rõ những giá trị áp suất đầu và giúp cho người sử dụng có thể tùy thích điều chỉnh việc tăng giảm khí nén chính xác nhất.
- Khi cung cấp nguồn điện áp vào trong bảng mạch sẽ giúp điều chỉnh các cảm biến lưu lượng, cảm biến áp suất và cảm biến nhiệt phù hợp theo các nhu cầu sử dụng của từng hệ thống.
- Giá trị lưu lượng đi qua van cũng được hiển thị ngay trên màn hình của bộ điều khiển. Hoặc không nó sẽ đưa ra các tín hiệu xung quanh tủ điều khiển PLC tới phòng điều hành hay máy tính để người vận hành có thể biết chính xác trạng thái của van.
- Thiết bị này sẽ giúp vận hành từ xa thông qua việc lắp đặt thêm các lại van điện từ khí nén. Nó không chỉ giúp cho toàn hệ thống được vận hành theo dây chuyền tự động và có thể đồng bộ hóa.
Các dòng van kết hợp với bộ điều khiển tuyến tính
Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê một vài loại van đang được kết hợp với bộ điều khiển tuyến tính phổ biến.
Van bi điều khiển tuyến tính
Đây là dòng van bi dạng cơ kết hợp cùng với bộ điều khiển tuyến tính bằng điện hoặc khí nén để điều khiển các thao tác đóng/mở của van. Van có kích thước đa dạng nên có thể phù hợp với rất nhiều các hệ thống công trình lớn nhỏ khác nhau.
Bởi vì được lắp đặt phổ biến cho nhiều công trình, nên nó có khả năng hoạt động linh hoạt cao. Và dòng van này đã mang đến rất nhiều giá trị vượt trội cho nhiều hệ thống làm việc. Nó đã được đánh giá cao về mặt kỹ thuật và các hoạt động của van.
Van bướm điều khiển tuyến tính
Dòng van này chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần van bướm cơ cùng bộ điều khiển tuyến tính. Nó giúp van có thể mở các góc mở đa dạng và hiệu quả. Với thiết kế nhỏ gọn với nhiều kiểu lắp đặt nên không khó để thấy vì sao mà van được lắp đặt phổ biến đến thế.
Tuy nhiên, với đặc tính riêng biệt của van bướm mà sử dụng việc đóng mở van không hoàn toàn thường xuyên sẽ dẫn đến tuổi thọ của đĩa van được giảm đi đáng kể. Vì thế, các bạn cần phải cân nhắc thật kỹ cho các hoạt động điều tiết lưu lượng dòng chảy.
Van cầu điều khiển tuyến tính
Van cầu được biết đến là dòng van ứng dụng cao trong các hệ thống sở hữu áp lực cao, hệ thống khí nén, thủy lực, hơi nước,.. Và dòng van này đặc biệt phù hợp với các nhiệm vụ điều tiết dòng chảy.
Vì thiết kế của nó đã mang đến rất nhiều giá trị hoàn hảo cho nhiệm vụ điều tiết. Nay nó đã được trang bị thêm bộ điều khiển tuyến tính trong bộ truyền động điện hoặc bộ truyền động khí nén. Vì thế nên việc điều tiết van tự động cực kỳ tuyệt vời.
==> Xem thêm: đơn vị kgf là gì?
Lúc nào nên sử dụng bộ điều khiển tuyến tính?
Bộ điều khiển tuyến tính này thường sẽ được lắp đặt trong bộ điều khiển khí nén và bộ điều khiển điện. Nó không chỉ giúp cho van có thể điều chỉnh lưu lượng nước đi qua tiện lợi mà còn chính xác và nhanh chóng, nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng của hệ thống làm việc.
Và để lắp đặt hệ thống điều khiển tuyến tính này thì các hệ thống làm việc đó cần phải hoạt động thường xuyên, liên tục và phải điều tiết các lưu lượng khác nhau. Thì hãy nên sử dụng bộ điều khiển này.
Còn với những hệ thống làm việc cơ bản, không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật thì có thể không cần sử dụng thiết bị này. Bởi vì giá thành của nó cao hơn rất nhiều so với bộ điều khiển ON/OFF (Đóng mở hoàn toàn).
Thông qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng quý bạn đọc hiểu thêm và biết chính xác khái niệm bộ điều khiển tuyến tính là gì? Các dòng van đang kết hợp cùng thiết bị này? Từ đó có thể lựa chọn chính xác thiết bị cho hệ thống làm việc của mình.
Tham khảo sản phẩm: van bi điều khiển điện tuyến tính