1. Giới thiệu về sản phẩm
Van điện từ là một dòng van vận hành tự động bằng điện, chính xác và mạnh mẽ. Lắp đặt van đúng quy trình và bào dưỡng định kỳ thì van có thể sử dụng được nhiều năm.
Dòng van điện từ được sử dụng phổ biến trên các hệ thống hiện nay. Thường được ứng dụng trong dân dụng cho đến công nghiệp thì đều có sự xuất hiện của dòng van điện từ này. Tuy vậy, cách lắp đặt và sử dụng, bảo dưỡng van sao cho đúng cách thì nhiều người vẩn chưa có thể hiểu rõ.
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các các bạn cách lắp đặt và bão dưỡng van theo từng bước để có thể kéo dài tuổi thọ và hoạt động ở hiệu suất tối ưu nhất khi chúng ta sử dụng van điện từ. Chúng tôi hướng dẫn thêm cách xem xét, giải quyết và ngăn chặn các sự cố các sự cố có thể sảy ra với dòng van điện từ.
2. Lựa chọn van điện từ
Đầu tiên thì chúng ta cần phải lựa chọn được vật liệu van phù hợp với môi trường lưu chất trong hệ thống. Điều này giúp đảm bảo van hoạt động bền bỉ và đạt được hiệu quả tối đa. Ví dụ đối với các môi trường nước thông thường thì chúng ta chỉ cần sử dụng vật liệu bằng đồng. Đối với các môi trường hóa chất an mòn thì chúng ta cần sử dụng vật liệu bằng nhựa hoặc inox.
Cần xác định thông số kỹ thuật trên van như điện áp, áp suất, kích thước, để phù hợp với hệ thống. Khi áp suất làm việc lớn hơn áp suất cho phép thì van sẽ không còn tác dụng đóng mở như bình thường. Đối với các dòng van điện từ đóng mở gián tiếp thì cần sự chênh áp đầu vào và đầu ra của van là 0.5 bar để van có thể hoạt động bình thường.
Cần kiểm tra nhiệt độ của dòng lưu chất có nằm ngoài vùng làm việc cho phép của van hay không. Nhiệt độ làm việc quá nóng hay quá lạnh chúng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộn Coil điện làm giảm tuổi thọ của van.
Phần vật liệu màng cũng rất quan trọng. Đối với môi trường làm việc thông thường thì chúng ta chỉ cần chọn loại màng có chất liệu bằng cao su NBR, nhưng đối với môi trường làm việc có tính axit mạnh thì chúng ta cần phải chọn màng loại viton hoặc teflon.
Sau khi đã chọn được dòng van phù hợp thì chúng ta sẽ tiến hành qua bước lắp đặt van điện từ.
3. Hướng dẫn lắp đặt van điện từ.
Bước 1:
Ngắt dòng lưu chất chảy trong hệ thống đường ống, đảm bảo rằng không còn lưu chất trong đoạn ống mà chúng ta lắp đặt van điện từ.
Bước 2:
Cần phải làm sạch bề mặt tiếp xúc của hệ thống đường ống được kết nối với van. Vì các loại bụi bẩn, rác có thể gây kẹt màng khiến van không thể hoạt động, làm việc được một cách bình thường.
Bước 3:
Chúng ta tiến hành quấn băng tan vào phần ren ống để kết nối với van. Băng tan giúp làm tăng độ kín, khít ở phần kết nối ren giúp van làm việc ko bị rò rỉ lưu chất ra ngoài.
Bước 4:
Tiến hành lắp van vào hệ thống đường ống. Chiều mũi tên trên thân van phải trùng khớp với chiều của dòng chảy. Điều này để đảm bảo van hoạt động một cách bình thường (không được lắp ngược chiều dòng chảy nếu lắp ngược van sẽ không hoạt động hoặc đóng van không kín).
Bước 5:
Xiết chặt van với hệ thống đường ống và điều chỉnh sao cho cuộn coil van hướng lên trên là tốt nhất. Cuộn coil hướng xuống có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự làm việc của van.
Bước 6:
Kết nối nguồn điện vào cuộn coil.
Bước 7:
Tiến hành cấp điện vào hệ thống để test van làm việc. Kiểm tra xem van có bị rò rỉ hay không.
4. Bảo dưỡng van điện từ sao cho đúng cách
Việc bảo dưỡng van điện từ dất quan trọng chúng ta cần đảm bảo rằng van hoạt động ở mức độ tối ưu nhất. Kiểm tra thường xuyên độ mòn của các bộ phân van.
Để có thể kiểm tra được các bộ phận của van, chúng ta cần phải cách ly van với điện áp và lưu chất. Tháo các đai ốc ở trên cùng của cuộn coil và ống van. Cần phải kiểm tra kỹ xem có cặn bẩn, mảnh vụn hoặc các chi tiết bị ăn mòn bên trong ống và thân van. Kiểm tra trục van và phần lò xo phải được di chuyển tự do bên trong ống. Kiểm tra các phần gioang làm kín và màng van xem coi có bị bẩn và mòn van không.
Đối với các dòng van điện từ dạng piston tháo nắp van chúng ta cần phải kiểm tra màng van xem có mảnh vỡ, bị rách hay có bị biến dạng hay không.
Chúng ta cần phải cẩn thận làm sạch các bộ phận của van và thay thế các bộ phận bị ăn mòn hay hư hỏng. Lắp đặt van vào hệ thống và kiểm tra kỹ lại trước khi vận hành.
5. Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng van điện từ
Một số vấn đền lỗi gây hư hỏng van điện từ có thể tránh được nếu van được lắp đặt và bảo trì chính xác, vận hành trong giới hạn thông số kỹ thuật của van điện từ.
Để có thể xác định được nguyên nhân gốc rễ gây ra hư hỏng có thể rất khó khăn vì một số yếu tố xung quanh có thể liên quan nhưng sau đây có thể sử dụng như một hướng dẫn.
Vượt quá quy định áp suất cho phép của van điện từ có thể sảy ra hư hỏng cho các thành phần của van. Rách màng van thường là một dấu hiệu của áp suất quá mức. Trong một số trường hợp cực đoan thì áp lực quá mức có thể gây ra thiệt hại cho thân van và cụm ống phần cứng. Dòng van điện từ gián tiếp dạng piston cũng cần phải có một mức áp suất tối thiểu cần phải đáp ứng để van có thể hoạt động một cách bình thường.
Sự biến dạng của vòng đệm, màng van và vòng chữ o chúng có thể được gây ra bởi nhiệt độ lưu chất trong hệ thống hoặc nhiệt độ môi trường khi nằm ngoài phạm vi nhiệt độ quy định của van cho phép. Sự biến đổi màu của các thành phần cũng có thể chỉ ra rằng mức nhiệt độ đã bị vượt quá mức quy định cho phép.
Một số cặn bẩn hay các hạt rắn đi vào trong van có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của van, màng van và các bộ phận bên trong van bị bẩn có thể dẫn đến hiện tượng van không thể đóng, mở hoàn toàn. Nếu một van bị rò rỉ, đó là dấu hiệu cho thấy tạp chất hoặc cặn bẩn đang làm kênh màng van làm cho van không đóng mở được Hoàn toàn. Cặn bẩn cũng có thể bịt các lỗ dẫn đến tình trạng làm hỏng van.
Một số thành phần kim loại của dòng van điện từ bị ăn mòn hoặc sự xuống cấp của phớt và màng van có thể là do vấn đề tương thích tính chất hóa học của dòng lưu chất với vật liệu của van / vật liệu làm kín. Ví dụ như dòng lưu chất chảy trong hệ thống là dầu khí sẽ hòa tan màng van bằng cao su. Còn dòng lưu chất chảy trong hệ thống là axit thì chúng sẽ ăn mòn van điện từ có thân bằng đồng vv…
6. Một số cảnh báo khi sử dụng van điện từ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi lắp đặt, hoạt động và bảo trì.
Cần phải kiểm tra kỹ các điều kiện làm việc trên nhãn sản phẩm và trên các tài liệu thông số kỹ thuật (áp suất, nhiệt độ, lưu chất, nguồn điện) trước khi lắp đặt, hoạt động và bảo trì.
Lắp đặt van đúng hướng dòng chảy được chỉ định bằng một mũi tên được ký hiệu trên thân van: dòng chảy từ cổng 1 cho van 2 chiều và từ cổng 2 cho van 3 chiều. Các van có mũi tên được in trên thân van chỉ có thể hoạt động theo hướng đó tránh tình trạng lắp đặt sai chiều van ko hoạt động được.
Ngắt kết nối hoặc tháo rời van, đảm bảo rằng không có áp suất bên trong hệ thống đường ống hoặc bên trong van.
Chỉ sử dụng các phụ tùng gốc do nhà sản xuất cung cấp van.
Không được sử dụng van vượt quá giới hạn áp suất, nhiệt độ, điện áp do nhà sản xuất đưa ra trên van, các tài liệu và thông số kỹ thuật.
Không được xé bỏ hoặc chỉnh sửa các thông tin, thông số của nhà sản suất đc gắn trên van
Cần phải kiểm tra sự tương thích giữa dòng lưu chất và vật liệu của van trước khi lắp đặt vào hệ thống và khởi động. Trong trường hợp nghi ngờ, xin vui lòng liên hệ ngay với nhà sản xuất.
Cần phải cẩn thận để ngăn chặn các vật thể lạ hay bụi bẩn xâm nhập vào bên trong van khi lắp đặt. Nên lắp đặt một bộ lọc phù hợp trước van điện từ.
Không được cấp nguồn điện vào cuộn Coil khi chưa được lắp lên thân van vì điều này có thể khiến nó có thể bị cháy hoặc vỡ.
Nhiệt độ của cuộn coil thường tăng trong quá trình hoạt động (đây là điều kiện khá bình thường). Nếu cuộn coil trong quá trình sử dụng quá nóng sẽ gây ra khói và mùi khét. Trong trường hợp này chúng ta cần phải ngắt điện ngay lập tức và khiểm tra van. Chúng ta có thể tham khảo trong bài “Tại sao van điện từ bị nóng?”.
Không nên lắp đặt van điện từ ở nơi có nguồn nhiệt độ cao. Nên lắp đặt van trong môi trường thoáng mát giúp nhiệt từ cuộn coil sinh ra được tỏa ra môi trường dễ dàng giúp van làm việc một cách hiệu quả nhất.