Bộ lọc khí nén là một loại thiết bị được lắp đặt trong các hệ thống đường ống dẫn khí nén, các hệ thống máy khí nén và các đầu điều khiển khí nén chúng có nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn, tách nước nước ngưng đọng trong khí nén. Để xem thêm bài viết về bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây.
Bộ lọc khí nén là gì?
Bộ lọc khí nén là một loại thiết bị được lắp đặt trong các hệ thống đường ống dẫn khí nén, các hệ thống máy khí nén, các đầu điều khiển khí nén với nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn, tách nước nước ngưng đọng trong hệ thống. Bộ lọc khí nén chúng có nhiệm vụ giúp các hệ thống hoạt động an toàn, trơn mượt hơn, dễ dàng, trách các trường hợp bị tắc nghẹt do bụi bẩn, gỉ sét hư hỏng do nước ngưng đọng trong hệ thống.
Bộ lọc khí nén sử dụng chủ yếu trong các hệ thống thống của khu công nghiệp và chúng thường sử dụng để lắp đặt vào các đầu điều khiển khí nén của các dòng van khác nhau như: van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén, van cầu điều khiến khí nén, van dao khí nén,… và chúng thường được lắp đặt trước nguồn cung cấp khí nén cho các hệ thống cần sử dụng đến khí nén.
Cấu tạo của bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén
Thân bộ lọc khí: Đây là bộ phận bên ngoài của thiết bị có dạng hình trụ nó được cấu tạo bằng chất liệu nhẹ như hợp kim nhôm có kính trong suốt hoặc nhựa trong suốt, giúp cho người vận hành có thể quan sát được các hoạt động trong bộ lọc như các tạp chất, bụi bẩn, hơi nước ngưng đọng,… ở dưới thân bộ lọc khí có 1 cửa để xả các tạp chất bẩn ra bên ngoài bộ lọc khí giúp cho van hoạt động một cách tối ưu nhất.
Tấm hay miếng lưới lọc: Đây là một miếng lọc có dạng hình lưới với nhiều lỗ siêu nhỏ giúp khí có thể đi qua nhưng nó có thể ngăn được các tạp chất, bụi bẩn và hơi nước lại. Thường thì tấm lưới lọc có 2 phần: 1 là phần để lọc rác thải, bụi bẩn, cặn các chất rắn, phần còn lại chúng dùng để tách nước ngưng tụ và đẩy ra ngoài hệ thống.
Nắp chụp, nắp đậy: Đây là bộ phận được sử dụng để kết nối với các ống dẫn khí và kết nối với các thiết bị khác như đồng hồ áp suất, nút vặn điều chỉnh áp suất khí nén, bộ điều chỉnh, dây dẫn,…
Thông số kỹ thuật của bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén có chức năng điều chỉnh áp suất khí nén và lọc tách nước giúp cho không khí hệ thống máy nén khí sạch sẽ hơn, đồng thời cung cấp dầu bôi trơn các thiết bị được lắp đặt trên cùng hệ thống.
– Được phủ một lớp nhôm bên ngoài vỏ giúp độ bền cao hơn
– kích thước cổng: 1/4″ (13mm), 1/2″ (ren 21mm), 3/4″ (27mm) 1” (34mm)…
– Áp suất làm việc: Từ 0 – 16 kg/cm²
– Áp suất điều chỉnh: 0,5 – 10,5 kg/cm²
– Nhiệt độ làm việc: Từ 0 ~ 60 độ C
– Hãng sản xuất: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
Nguyên lý làm việc bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén
Khi chúng ta cấp khí nén vào ống dẫn khí nén, khi đó khí nén sẽ được đi vào bộ lọc đầu tiên lúc này áp suất của khí nén đi vào sẽ tạo ra xoáy và đi qua các tấm lưới lọc bên trong bộ lọc và giữ lại các chất bẩn, bụi bám, hơi nước, giúp cho khí nén sạch đi qua thiết bị. Lúc này sẽ qua 2 tấm lọc, 1 tấm giữ lại bụi bẩn, tấm còn lại sẽ giữ lại nước ngưng và chảy xuống cốc ở bên dưới.
Ban đầu thì bộ lọc khí nén sẽ loại bỏ đi các tạp chất, bụi bẩn bằng cách đi qua tấm lọc các chất rắn, sau khi loại bỏ được hầu hết các chất rắn, sẽ tiếp tục cho khí nén đi qua 1 tấm hơi nước, giúp giữ lại nước ngưng đọng trong bộ lọc.
Các lưu lượng khí nén được làm sạch sẽ được đưa đi đến bộ điều áp (có thể quan sát áp suất khí nén thông qua đồng hồ áp được lắp bên ngoài bộ lọc khí). Nhìn vào áp suất trên đồng hồ mà chúng ta có thể điều chỉnh được các áp suất trong hệ thống thông qua các nút vặn giúp khí nén đi vào van theo đúng mức cài đặt của người vận hành.
Mời các bạn xem video dưới đây để hiểu hơn về cách thức hoạt động của bộ lọc khí nén.
Ứng dụng bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén
Bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén thông thường thì chúng được ứng dụng trong các hệ thống khí nén, lắp đặt vào các thiết bị khí nén như: van bi khí nén, van bướm khí nén, van dao khí nén, van cầu khí nén,… các loại máy khí nén,… với mục đích đảm bảo độ an toàn khi sử dụng, và giúp lọc được lượng khí nén sạch nhất giúp kéo tuổi thọ của các thiết bị.
Ngoài ra thì chúng còn có thể được ứng dụng thêm bộ lọc khí nén dùng cho van điều khiển khí nén trong các máy bơm khí nén, hệ thống không khí nén, bình khí nén, nguồn khí nén,…
Ưu điểm và nhược điểm của bộ lọc khí nén
Ưu điểm của bộ lọc khí nén
- Chúng có thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt và thay thế một cách đơn giản.
- Có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và hơi nước trong khí nén giúp khí nén trở nên sạch hơn, khô hơn, đảm bảo chất lượng của khí nén.
- Hầu hết các sản phẩm đều được chế tạo từ thép không gỉ nên có độ bền cao
- Sử dụng phù hợp cho nhiều loại máy móc khác nhau
- Có giá thành hợp lý
Nhược điểm của bộ lọc khí.
- Bên cạnh những ưu điểm trên thì bộ lọc khí nén cũng có một số điểm hạn chế là: Do bộ lọc khí nén thường được lắp bên ngoài hệ thống nên chúng dễ bị va đập, nứt vỡ.
Một số lưu ý khi lắp đặt và cách sử dụng bộ lọc khí nén
Cũng như một số bộ phận máy móc khác, để có thể kéo dài tuổi thọ của bộ lọc khí nén thì khi sử dụng chúng ta cần phải biết cách sử dụng làm sao cho đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết khi lắp đặt và sử dụng bộ lọc khí nén để đạt được hiệu quả tốt nhất:
– Người sử dụng cần phải nắm được cách lắp bộ lọc khí nén, xem xét kỹ và lắp đặt bộ lọc khí theo đúng chiều dòng chảy được quy định. Đồng thời cần phải tiến hành vệ sinh, xả cặn trong chén lọc thường xuyên để thiết bị hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.
– Nguồn khi nén trong hệ thống thường bị xuyên thoát ra ngoài do van điều áp bị lắp ngược chiều. Bởi vì vậy, hãy luôn đảm bảo van điều áp luôn được lắp đặt một các chính xác nhất bạn nhé. Bên cạnh đó, bạn nên đặt một mức áp suất nhất định cho hệ thống.
– Tiến hành lắp đặt chính xác bộ lọc khí để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Trên thị trường hiện nay thì các hãng sản xuất đã nghiên cứu và tích hợp được thêm bộ phận vi xử lý thay cho đồng hồ hiển thị; bộ phận này sẽ chỉ thị màu để người dùng dễ dàng có thể nhận biết được khi nào chúng ta cần tiến hành thay thế lõi lọc mới.
Các dòng van điều khiển khí nén sử dụng bộ lọc khí nén
Van bi điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén
Van dao điều khiển khí nén
Van cầu điều khiển khí nén
Van cổng điều khiển khí nén
Trên đây là bài viết giới thiệu tổng quan về bộ lọc khí nén dùng cho các dòng van điều khiển khí nén, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý khách hàng hiểu hơn về thiết bị trên và giúp cho bạn có được sự lựa trọn tối ưu nhất cho hệ thống của mình.
- CO CQ là gì? CO CQ dùng để làm gì?
- Van đảo chiều là gì? Ứng dụng của van đảo chiều
- Van khí nén là gì? Chức năng, các dòng van khí nén
- Phi là gì ? Inches là gì ? DN là gì / Cách chuyển đổi đơn vị kích thước của ống
- Các loại van điện trong công nghiệp và ứng dụng phổ biến
- Áp suất là gì? Tìm hiểu các đơn vị tính áp suất