Tại sao van điều khiển tuyến tính analog lại sử dụng tín hiệu 4-20mA

Tại sao van điều khiển tuyến tính analog lại sử dụng tín hiệu 4-20mA

Như chúng ta đã biết rằng trong các dòng van điều khiển tuyến tính hiện nay, thì dòng tín hiệu điều khiển van đóng mở thường là tín hiệu 4 – 20mA. Vậy tại sao tín hiệu analog 4 – 20mA chúng lại được sử dụng phổ biến hơn cả mặc dùng chúng ta còn có các dạng tín hiệu analog khác như tín hiệu áp 0 – 10V, 0 – 5V. Hay tại sao không sử dụng tín hiệu điện 0 – 20mA mà lại là tín hiệu 4 – 20mA. Để giải đáp các thắc mắc của quý vị thì hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của mình!

tín hiệu 4-20mA

Tín hiệu analog 4 – 20mA

Trong các hệ thống tự động hóa thì chúng ta không còn xa lạ gì với tín hiệu điện 4 – 20mA. Đây là một dạng tín hiệu sử dụng để điều khiển các dạng thiết bị cảm biến, bộ chuyển đổi hay điều khiển van nước đóng mở vô cấp hay truyền tín hiệu trong tủ PLC. Bộ điều khiển giúp van hoạt động đóng mở theo nhiều góc độ khác nhau từ 0 đến 90 độ. Tín analog 4 – 20mA chúng đem lại cho người vận hành và hệ thống rất nhiều thuận lợi giúp cho quá trình đóng mở hệ thống thuận tiện và dễ dàng điều tiết được lưu lượng của dòng chất chảy khi đi qua hệ thống.

Tín hiệu 4 - 20mA

Tại sao tín hiệu 4 – 20mA tối ưu hơn 0 – 10V

Cách đây 5 năm về trước thì các nguồn tín hiệu điều khiển thường được sử dụng đó là tín hiệu 0 – 10V hay 0 – 5V. Tuy nhiên thì sau một thời gian sử dụng người ta đã thấy rằng nguồn tín hiệu này sử dụng không ổn định. Nguyên nhân đó là do khi chúng ta truyền tín hiệu đi xa trong đường dây dài sẽ gây ra hiện tượng sụt áp. Khi đó giá trị đo được và giá thị hiển thị sẽ không trùng khớp được với nhau. Hơn nữa thì tín hiệu của dòng 0-10V rất dể bị gây nhiễu bởi các dây động lực hoặc sóng siêu âm hoặc motor hay biến tần số khi dây tín hiệu đi ngang qua các thiết bị này.

Để khắc phục vấn đề này thì người ta chỉ có cách sử dụng các nguồn lặp tín hiệu trên đường truyền để hạn chế tình trạng sụt áp. Tuy nhiên thì việc này khiến tốn kém chi phí và không đạt hiệu quả cao. Ngoài ra tín hiệu điện 0 – 10V có nhược điểm đó là khi cảm biến không đo thì giá trị là 0Vdc. Khi đo hoặc khi áp suất hỏng cũng là giá trị 0vdc. Khi đó ta không thể biết được khi nào thì cảm biến bị chết.

Tại sao tín hiệu 4 – 20mA

Nguồn tín hiệu analog 4 – 20mA

Ngày nay tín hiện 4 – 20mA chúng được sử dụng rộng dãi trên thị trường hơn bởi chúng có thể khắc phục được những nhược điểm của loại tín hiệu 0 – 10A đang gặp phải. Dòng tín hiệu analog 4 – 20mA khi chúng ta truyền tín hiệu đi xa chúng ít bị ảnh hưởng gây nhiễu. Thực tế với đường dẫn lên tới 500m tín hiệu điện 4 – 20mA không bị ảnh hưởng và sai số. Ngoài trừ dùng trong các môi trường có gây nhiễu do từ trường, nhiễu sóng… lúc đó thì chúng ta nên sử dụng thêm bộ cách ly tín hiệu 4 – 20mA hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này một cách đơn giản.

Nguồn tín hiệu 4 - 20ma

Vì sao nên sử dụng tín hiệu 4 – 20mA thay vì tín hiệu 0 – 20mA

Lý do không sử dụng nguồn tín hiệu 0 – 20mA bởi vì khi sự cố mất tín hiệu, đứt cáp, hay cảm biến hư hỏng giá trị là 0mA. Trong các trường hợp này thì chúng không phân biệt được với nguồn tín hiệu về mức 0mA đang hoạt động hay không. Chúng ta rất dể nhầm lẫn giữa cảm biến bị hư hỏng và cảm biến đang hoạt động nhưng có giá trị lại là không ( 0 ) . Điều này cực kỳ nguy hiểm trong quá trình điều khiển tự động hóa.

Đây cũng chính là một trong những lý do các dòng van điều khiển tuyến tính hiện nay thường sử dụng nguồn tín hiệu analog 4 – 20mA. Hiện tại thì dòng van bướm tuyến tính hay van bi tuyến tính đóng mở nước tự động của công ty Tuấn Hưng Phát cung cấp đang sử dụng nguồn tín hiệu điện 4 – 20mA để điều khiển van đóng mở theo từng góc khác nhau và điều tiết lưu dòng lưu chất chảy qua hệ thống. Trong trường hợp quý khách hàng yêu cầu dòng van điều khiển điện tuyến tính sử dụng tín hiệu 0 – 10V thì quý khách vẫn có thể đặt hàng tại đây.

Vì sao sử dụng tín hiệu 4 - 20mA

Các dòng van điều khiển sử dụng bộ tuyến tính analog tín hiệu 4-20mA

Van bi điều khiển bằng khí nén

  • Van bi inox điều khiển bằng khí nén
  • Van bi gang điều khiển bằng khí nén
  • Van bi thép điều khiển bằng khí nén
  • Van bi nhựa điều khiển bằng khí nén
  • Van bi điều khiển bằng khí nén lắp bích
  • Van bi điều khiển bằng khí nén tuyến tính
  • Van bi điều khiển bằng khí nén on/off
  • Van bi điều khiển bằng khí nén tác động đơn
  • Van bi điều khiển bằng khí nén tác động kép

Van bướm điều khiển bằng khí nén

  • Van bướm inox điều khiển bằng khí nén
  • Van bướm gang điều khiển bằng khí nén
  • Van bướm thép điều khiển bằng khí nén
  • Van bướm nhựa điều khiển bằng khí nén
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén lắp bích
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén tuyến tính
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén on/off
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén tác động đơn
  • Van bướm điều khiển bằng khí nén tác động kép

Van dao điều khiển khí nén

  • Van dao inox khí nén
  • Van dao gang khí nén
  • Van dao thép khí nén
  • Van dao điều khiển bằng khí nén lắp bích
  • Van dao điều khiển bằng khí nén tuyến tính
  • Van dao điều khiển bằng khí nén on/off

Van cầu điều khiển bằng khí nén

  • Van cầu inox điều khiển bằng khí nén
  • Van cầu gang điều khiển bằng khí nén
  • Van cầu thép điều khiển bằng khí nén
  • Van cầu điều khiển khí nén lắp bích
  • Van cầu điều khiển khí nén tuyến tính
  • Van cầu điều khiển khí nén on/off

Van y xiên khí nén

  • Van y xiên inox điều khiển khí nén
  • Van y xiên gang điều khiển khí nén
  • Van y xiên thép điều khiển khí nén
  • Van y xiên điều khiển khí nén lắp bích
  • Van y xiên điều khiển khí nén tuyến tính

Bài viết trên đây là chia sẻ của tôi về sự hiểu biết về tín hiệu 4-20mA mong rằng nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc trọn lựa van điều khiển tự động phù hợp nhất với hệ thống của mình, chúc khách có một ngày làm việc vui vẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *