Có bao giờ bạn từng nghe đến khái niệm van đảo chiều là gì chưa? Nó có cấu tạo và nguyên lý làm việc của dòng van này là gì? Ứng dụng trong thực tiễn của van đảo chiều ra sao? Đây đều là vấn đề đang được nhiều bạn đọc quan tâm đến trong suốt thời gian qua. Tất cả sẽ được vancongnghiepvn đưa ra trong bài viết dưới đây!
Van đảo chiều là gì?
Van đảo chiều là một dạng van được dùng để điều tiết lưu lượng dòng chảy của các lưu chất khí nén đi qua van khi vào trong hệ thống. Suốt cả quá trình vận hành của van đã thực hiện vai trò trong việc đóng mở chuyển đổi chức năng và vị trí cho nhau.
Cấu tạo của van đảo chiều
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều dòng van đảo chiều đã được thiết kế với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Với mỗi loại sẽ được cấu tạo với nhiều vị trí cùng các cửa khác nhau. Thế nhưng, nhìn chung thì cấu tạo của van đảo chiều sẽ bao gồm các bộ phận như sau:
- Phần thân van
- Nòng van
- Lò xo
- Đầu coli điện
- Cửa để xả khí
- Bộ phận nguồn khí nén và phần nối
- Tín hiệu tác động.
==> Xem thêm: Tầm quan trọng của bộ lọc khí nén trong công nghiệp
Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều
Dù cho có nhiều loại van đảo chiều khác nhau, nhưng nhìn chung thì chúng đều có chung một nguyên lý làm việc. Cụ thể đó là: Khi chưa nhận được tín hiệu tác động vào cửa nổi điều khiển số 12 thì ở cửa số 1 sẽ bị chặn lại, cửa số 2 sẽ nối với cửa số 3.
Trong trường hợp tín hiệu tác động vào cửa số 12 thì bộ phận nòng van sẽ bắt đầu dịch chuyển về phía bên phải. Khi đó ở cửa số 1 sẽ kết nối cùng cửa số 2, cửa số 3 sẽ bị chặn. Trong trường hợp mà tín hiệu tác động vào cửa số 12 biến mất thì dưới các tác động của lực lò xo nòng van sẽ quay trở về đúng theo vị trí ban đầu.
Phân loại van đảo chiều
Như chúng mình cũng đã biết rằng, van đảo chiều sẽ được chia thành nhiều chủng loại khác nhau. Và sau đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một vài dòng van đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay là:
Van đảo chiều 2/2
Đây là loại van phân phối sẽ có 2 cổng đó là 1 cổng vào và 1 cổng ra cùng với 2 vị trí ở trên thân van. Nguyên lý hoạt động của nó đó là trên van sẽ có 2 cửa 1 và 2 cùng với 2 vị trí P và R. Tại vị trí P thì cửa 1 và cửa 2 sẽ bị chặn đứng. Khi chúng chịu về tác động cơ hay điện từ từ phần đầu dò sẽ tác động từ vị trí P và di chuyển tới vị trí R.
Khi đó cửa 1 và cửa 2 sẽ được kết nối lại với nhau. Từ đó khí sẽ được di chuyển vào cửa số 1 và thoát ra ở cửa số 2. Khi chúng không còn tác động nhờ vào các lực nén của lò xò mà van đảo chiều sẽ quay lại vị trí ban đầu.
Van đảo chiều 3/2
Với dòng van này đã đươc thiết kế với 3 cổng là 1 cổng cấp khí, 1 cổng làm việc, 1 cổng xả khí và 2 vị trí. Nguyên lý làm việc của dòng van đảo chiều 3/2 cũng rất đơn giản. Cụ thể là: giả sử van có 3 cổng lần lượt là cửa số 1, số 2 và số 3 với 2 vị trí P và A.
Ở vị trí P thì cổng 1 sẽ bị chặn lại còn cửa số 2 và cửa số 3 sẽ được kết nối lại với nhau. Nhưng khi có một lực tác động điện từ hay cơ học lên vị trí P thì van sẽ từ từ di chuyển đến vị trí A. Lúc này cửa số 1 sẽ được nối với cửa số 2 và cửa số 3 sẽ bị chặn. Khi không còn lực tác động thì nhờ vào lực nén của lò xo, van sẽ quay trở lại vị trí ban đầu.
Van đảo chiều 4/2
Loại van này sẽ có đến 4 cửa, trong đó cửa số 1 là cửa cấp khí, cửa số 3 là cửa xả khí, cửa số 2 và số 4 là cửa làm việc. Cùng với đó nó cũng sẽ có 2 vị trí B và A. Nguyên lý làm việc của van đó là trong trường hợp van có đến 4 cửa còng với 2 vị trí. Thì tại vị trí A, cửa số 1 sẽ kết nối với cửa số 4 và cửa số 2 với cửa số 3 sẽ kết nối lại với nhau.
Khi chịu các tác động điện từ hoặc cơ học vào cuộn dây van thì van đảo chiều 4/2 sẽ chuyển sang vị trí B. Khi đó, cửa số 1 sẽ được kết nối với cửa số 3 và cửa số 2 sẽ được kết nối với cửa số 4. Từ đó lượng khí sẽ đi vào trong cửa số 2 và quá các quá trình xử lý khí sẽ quay trở lại cửa số 4 và xả ra bên ngoài thông qua cửa số 3.
Bởi vì 2 nòng van đã được khoan lỗ có đường kính 1mm và được thông qua của số 1 khi thấy xuất hiện áp suất ở cửa số 1 thì sử dụng khí nén để điều khiển thông qua các lỗ di chuyển vào cả 2 phía đối điện và bộ phận nòng van lúc này đang ở vị trí cân bằng.
Khi cửa số 3 là cửa khí thì nòng van sẽ được dịch chuyển tới vị trí B, lúc này cửa 1 sẽ được kết nối với cửa 3 và cửa 2 kết nối với cửa 4.
==> Xem thêm: Tủ điện tụ bù là gì? Nguyên lý hoạt động của tủ điện tụ bù
Van đảo chiều 5/2
Dòng van ày sẽ bao gồm 5 cửa là: cửa số 1 dùng để cấp khí, cửa số 3 và số 5 dùng để xả khí, cửa số 2 và số 4 là cửa làm việc với 2 vị trí A và B. Van sẽ hoạt động dưới nguồn điện 24v hay 220v để tạo ra từ trường để tác động việc đóng mở các ô cửa.
Nguyên lý làm việc sẽ dựa vào dòng khí nén điều khiển đi ra từ 2 phía của nòng van. Quá trình làm việc cũng gần giống như dòng van đảo chiều 4/2 tác động nhờ vào dòng khí nén điều khiển đã đi ra từ 2 phía của nòng van.
Tại trạng thái ban đầu, cửa 1 thông qua cửa 2, cửa 5 thông cửa 3 và cửa 3 sẽ bị chặn lại. Khi mà điện tác động lên van đã tạo ra từ trường sẽ kéo bộ phận lò xo, khiến cho lò xo đẩy cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 kết nối với cửa 3 và cửa 5 sẽ bị đóng lại.
Van đảo chiều 5/3
Van đảo chiều 5/3 còn được biết đến Solenoid Valve có 5 cửa với cửa 1 là cửa cấp nguồn, cửa 2 và cửa 4 là cửa làm việc, cửa 3 và cửa 5 là cửa thoát khí với 3 vị trí.
Ứng dụng trong đời sống của van đảo chiều
Vì dòng van này giúp điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hướng di chuyển của các dòng khí áp suất cao. Do đó, nó được ứng dụng khá nhiều trong đời sống hiện nay.
- Van đảo chiều thường được sử dụng trong những công việc đời thường như: thông gió, lặp đặt bên trong máy giặt, làm nồi hơi, máy nén khí, máy hút bụi,…
- Trong các lĩnh vực, ngành nghề công nghiệp thì dòng van này thường được dùng nhiều trong hệ thống bơm hơi, các máy xiết ốc, máy cung cấp phôi tự động, bán tự động, hệ thống điều khiển bằng khí nén,…
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đưa ra phía trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dòng van đảo chiều này là gì? Cùng với đó cũng biết chính xác dòng van này có thể ứng dụng được trong hệ thống làm việc nào. Từ đó có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhất với hệ thống đó.